Lười biếng không danh cho người làm nghề luật.
Lười biếng không danh cho người làm nghề
luật.
Để trở thành một Luật sư bạn cần có một
quá trình. Quá trình đó là gì, là sự không ngừng học hỏi, không ngừng trao dồi
kinh nghiệm, không ngừng tư duy tìm ra vấn đề và giải quyết dưới góc độ pháp
luật…Thử hỏi, với sự không ngừng như vậy liệu có sự suất hiện của những người
lười biếng hay không?
Sau đây là bài viết được tổng hợp từ
quan điểm cá nhân và kinh nghiệm từ các luật sư đi trước, mời bạn tham khảo hy
vọng sẽ giúp ích cho các bạn:
1. Để trở thành Luật sư bạn cần:
- 4 năm đào tạo cử nhân Luật;
- 1 năm học lớp nghiệp vụ Luật sư;
- 1 năm tập sự hành nghề Luật sư;
=> Tổng thời gian để bạn trở thành
một luật sư tối thiểu là 6 năm, trong suốt quá trình học tập, bạn không ngừng
học tập và rèn luyện bản thân vượt qua gian khó, vất vả, nguy hiểm và sự tìm
tòi, tỷ mỉ. Do đó, nếu bạn lười và hời hợt thì rất khó để trở thành một Luật
sư;
2. Ngoài việc chăm chỉ, bạn phải có
nguồn thu nhập;
- Dân luật thường bảo nhau “Nghề luật sư
là một nghề tư sản”. Đa số các Luật sư thường có độ tuổi ngoài 30, nhiều trường
hợp tâm huyết với nghề nhưng vì không có điều kiện theo đuổi nên đành chọn giải
pháp ổn định kinh tế trước rồi sau đó tiếp tục theo đuổi ước mơ. Không phải tự
nhiên mà có hàng nghìn sinh viên Luật tốt nghiệp hàng năm nhưng chỉ có số ít có
thể theo đuổi đến cùng.
Do đó, để theo đuổi nghề luật sư ngoài
việc trao dồi kiến thức, bạn cũng phải nghĩ đến thu nhập để chi trả cho việc
học lấy chứng chỉ hành nghề thì bạn mới có thể theo đuổi đến cùng được.
Một ví dụ thực tế từ một bạn sinh viên
(Tên T): Bạn T đã chọn cách từ khi còn là sinh viên vừa đi học, vừa đi làm để
tiết kiệm một khoản chi phí sau này ra trường hỗ trợ cho việc đi học chứng chỉ.
Vì thế, khi ra trường bạn còn tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc nên việc xin
việc cũng dễ dàng hơn nên khoản kinh phí học chứng chỉ không còn khó khăn nữa
khi bạn chấp nhận chăm chỉ từ đầu.
3. Trao dồi kĩ năng hành nghề luật
sư;
- Trên thực tế không có gì là cho không
bạn được cả, do đó, bạn phải tự trao dồi cho mình những kĩ năng khi còn trên
ghế nhà trường, như: Kỹ năng nói; kỹ năng thuyết trình, phản biện; kỹ năng
ngoại ngữ; kỹ năng nghiên cứu; kỹ năng tra cứu văn bản; kỹ năng tư suy tìm ra
vẫn đề;....
- Có bạn tự than thở rằng: ôi! Tại sao
sinh viên phải bắt đầu làm nhiều thứ như vậy? rồi thời gian đâu mà phân bổ? -
Nếu bạn không tự bắt đầu từ thời sinh viên thì ra trường bạn vẫn có thể bắt đầu
được nhưng thời gian sẽ lâu hơn những bạn khác và những bạn biết bắt đầu từ sớm
sẽ thành công hơn vì họ siêng năng, biết phân bổ thời gian, sàng lọc kiến thức
tự trao dồi cho mình từ sớm.