I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015.
II. Nội dung:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định có hai hình thức hưởng thừa kế là theo di chúc hoặc theo pháp luật :
Theo di chúc : Một người có thể lập di chúc trước khi mà họ qua đời để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết;
Theo pháp luật : Nếu như không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Trong đó, quyền hưởng thừa kế của con gái khi đã đi lấy chồng có được quy định cụ thể như sau :
Hưởng di chúc theo di chúc
Theo Bộ luật dân sự tại Điều 626, thì người lập di chúc sẽ có quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế… Do vậy, nếu người để di sản để di chúc phần tài sản của mình thì người con gái mà đã đi lấy chồng thì người này hoàn toàn được quyền hưởng di sản.
Hưởng di sản theo pháp luật
Trong trường hợp mà di chúc không hợp pháp hoặc không có di chúc hoặc những người được hưởng di sản theo di chúc mà không có quyền hưởng hoặc từ chối thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Lúc này, những người được hưởng thừa kế sẽ được nhận di sản theo thứ tự:
– Hàng thừa kế thứ 1: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ 2: Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại; cháu ruột gọi người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Đặc biệt, theo Bộ luật dân sự tại Điều 651:
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau
Như vậy, con gái dù đã “xuất giá theo chồng” thì vẫn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ – người để lại di sản thừa kế.
Mặc dù, tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền được hưởng di sản thừa kế nhưng theo Bộ luật trên tại Điều 621 cũng đã đề cập đến một số trường hợp không được quyền hưởng di sản. Đó là :
Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó;
Vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ số phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
Giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Ngoài ra, nếu trong di chúc hợp pháp, mà người để lại di sản không có phân chia tài sản của mình cho người đó thì cũng sẽ không được hưởng thừa kế.
Theo đó, có 06 trường hợp cá nhân có thể sẽ không được hưởng quyền di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu như người để lại di sản biết về những hành vi trên nhưng vẫn cho hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì những người này vẫn sẽ được hưởng thừa kế.
Tóm lại, con gái đã lấy chồng vẫn có thể được hưởng thừa kế nếu như được hưởng theo di chúc hoặc không thuộc một trong số các trường hợp bị cấm nhận thừa kế đã phân tích ở trên.
Thái Phạm
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335