Thừa kế là sự kế thừa quyền và nghĩa vụ của người sống đối với quyền, nghĩa vụ của người chết. Việc nhận thừa kế có thể theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong khuôn khổ bài viết này, Luật Hồng Thái xin gửi đến bạn thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
I. Căn cứ pháp lý
- Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015
- Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015
II. Nội dung
1. Khi nào di sản thừa kế chia theo
pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng
trong các trường hợp sau (Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015):
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng
thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người
thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Đồng
thời, thừa kế theo pháp luật áp dụng với các phần di sản:
- Không được định đoạt trong di chúc;
- Có liên quan đến phần của di chúc
không có hiệu lực pháp luật;
- Có liên quan đến người được thừa kế
theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc…
Như
vậy, có thể thấy khi chia di sản thừa kế, pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo
di chúc trước, sau đó nếu không có di chúc và thuộc trong những trường hợp nêu
trên, di sản thừa kế mới được chia theo pháp luật.
2. Các hàng thừa kế theo pháp luật
Có ba hàng thừa kế theo quy định của
pháp luật. Cụ thể;
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng,
cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội,
ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội,
ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội,
ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột;
chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Cần chú ý rằng những người thừa kế
cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ
được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có
quyền hưởng, bị truất quyền hoặc do từ chối nhận di sản. Có một trường hợp được
hưởng thừa kế khi vẫn còn người ở hàng thừa kế trước, đó là trường hợp: thừa kế
thế vị (người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi
người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại
di sản)
3.
Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Để chia tài sản thừa kế theo pháp luật,
những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa
kế.
- Văn bản thỏa thuận
phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu
cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong đó, người
thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người
thừa kế khác;
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người
duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản
theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công
chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế
Khi đó, để nhận thừa kế theo pháp luật,
người được hưởng phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại Văn bản
này. Dưới đây sẽ đề cập đến thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng
hai loại Văn bản nêu trên. Cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người
để lại di sản và người yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng
minh người để lại di sản đã chết…
- Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia
di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ nhân thân như chứng minh
nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người
thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…
Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ, Công chứng
viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ
công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn
và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp
nhận.
Bước 2: Niêm yết công khai
Việc niêm yết phải được tiến hành tại
trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của
người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận
thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa
kế…
Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết
không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa
kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người
thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối
chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.
Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề
công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa
kế cho người thừa kế.
Hải Ngân
Trên đây là toàn bộ những ý kiến tư vấn
của luật sư về thắc mắc của bạn. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ
sẽ hữu ích trong việc giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư
chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân
sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp
luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp
luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư
vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch
vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ
tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch
vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn
pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư
vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!