Câu hỏi: Em có một người bạn là mẹ đơn thân, đang mắc bệnh hiểm nghèo. Tài sản của chị ấy chỉ có ngôi nhà đang ở và một số tài sản khác như xe máy. Chị ấy đã làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con gái (hiện tại 13 tuổi). Mối quan hệ của chị ấy với gia đình không tốt, lo sợ sau khi chị mất, người nhà sẽ trở thành người giám hộ và lấy mất tài sản của đứa bé, vậy nên chị mong vợ chồng em sẽ là người giám hộ cho con gái chị cho đến khi cháu 18 tuổi. Vậy vợ chồng em có thể trở thành người giám hộ của đứa bé hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Luật Hồng Thái. Chúng tôi xin giải đáp câu
hỏi của bạn như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ
luật dân sự 2015

II. Nội dung
1.
Người giám hộ có được ủy quyền cho người khác không?
Người
giám hộ là cá nhân, pháp nhân thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người
được giám hộ) theo luật định, hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án
chỉ định làm người giám hộ.
Cá nhân làm người giám hộ phải có đủ
các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để
thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một
trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên
bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Đồng
thời, để được trở thành người giám hộ, cá nhân, pháp nhân phải đáp ứng nhiều
điều kiện và phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ với người
được giám hộ.
Do đó,
việc giám hộ sẽ không được ủy quyền cho người khác mà bắt buộc người đủ điều
kiện trở thành người giám hộ phải thực hiện việc giám hộ này.
2. Xác
định người giám hộ đương nhiên
Điều 52
BLDS quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác
định theo thứ tự như sau
- Anh
ruột hoặc chị ruột;
- Ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số
họ làm người giám hộ);
- Bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”
Trường
hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên theo quy định thì
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử
người giám hộ. Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ về người giám
hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Theo Điều 55 Bộ luật Dân sự
2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi.
cụ thể:
- Chăm sóc, giáo dục người được
giám hộ.
- Đại diện cho người được giám hộ
trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ
mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Quản lý tài sản của người được giám
hộ.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được giám hộ.”
Tại Điều 56 Bộ luật Dân sự
2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi, cụ thể:
- Đại diện cho người được giám hộ
trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự.
- Quản lý tài sản của người được giám
hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người được giám hộ.”
Căn cứ
theo quy định trên thì Người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của bé, không
có quyền chiếm đoạt cho đến khi bé đủ 18 tuổi. Khi đó, bé hoàn toàn có thể yêu
cầu hoàn trả tài sản và tự mình quản lý. Vì thế Mẹ bé không phải lo sợ người
nhà lấy đi tài sản mà của bé được thừa kế từ mẹ.
Tuy nhiên tại điểm d khoản 1 Điều 62 BLDS quy
định việc giám hộ sẽ chấm dứt khi người được giám hộ được nhận làm con
nuôi. Vì vậy, nếu người mẹ vẫn mong
muốn để bạn nuôi đứa trẻ, các bạn có thể cân nhắc về việc vợ chồng bạn nhận đứa
trẻ làm con nuôi.
Trên đây là toàn bộ những ý kiến tư vấn của luật sư về thắc
mắc của bạn. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi
chia sẻ sẽ hữu ích trong việc giải quyết những vướng mắc của bạn.
Hải
Ngân
Nếu
còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các
Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân
sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp
luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp
luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực
tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn
Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn
Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu
trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế
trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật
Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân
trọng cảm ơn!