Có không ít trường hợp mâu thuẫn xảy ra do các gia đình liền kề thi công xây dựng nhà ở, công trình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà bên cạnh như: làm nứt tường, nghiêng, xụt nền móng,... thậm chí làm đổ nhà hàng xóm. Vậy nếu trường hợp này xảy ra thì sẽ giải quyết như thế nào, mức độ bồi thường ra sao, hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I. Căn cứ pháp lý
-
Bộ luật dân sự 2015
-
Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2020.
-
Nghị định 16/2022/NĐ-CP
II. Nội dung
Phá dỡ nhà ở, công trình; đào móng thi công làm nghiêng
nhà hàng xóm không phải điều hiếm gặp. Điều này luôn rình rập nguy cơ nhà bị sập,
ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác.
1. Xây nhà làm nghiêng nhà hàng xóm, bị xử lý như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 175 Bộ luật dân sự 2015, quy định về
ranh giới giữa các bất động sản:
“2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất
theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp
luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác
trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác
định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần
vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, người sử dụng đất chỉ được sử dụng không gian và
lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định cảu
pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Ngoài ra, theo Điều 174 Bộ luật dân sự 2015, khi xây dựng
công trình, chủ sở hữu đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo
đảm an toàn, không được xây dựng vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về
xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở
hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề xung quanh.
Như vậy, việc xây dựng nhà ở, công trình làm nghiêng nhà
hàng xóm là hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản
là nhà liền kề và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 5 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, tổ chức thi
công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây
dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận
hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, thì bị xử phạt từ 30.000.000 đồng
đến 100.000 đồng, cụ thể:
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ
- Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình
xây dựng khác
- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng
công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2. Cách giải quyết và bồi thường thiệt hại
* Thỏa thuận bồi thường thiệt hại
Khi xây dựng nhà ở làm nghiêng nhà liền kề, chủ sở hữu,
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây ra
theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 605. Bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”
Trường hợp người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây thiệt hại
thì phải liên đới bồi thường.
Về mức độ bồi thường thiệt hại, hiện pháp luật dân sự
chưa có quy định cụ thể về mức độ bồi thường, các bên tự thỏa thuận với nhau để
đưa ra một mức độ bồi thường phù hợp.
* Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận để giải quyết về
mức độ bồi thường thiệt hại, bên bị xâm phạm về quyền và lợi ích có thể khởi kiện
đến Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi bị đơn cư trú) để đòi bồi thường do nhà ở
bị nghiêng khi nhà hàng xóm xây nhà, công trình khác. Nội dung đơn khởi kiện
quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
LƯU Ý: Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu,
chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu,
chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để
chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi
kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa
án trong quá trình giải quyết vụ án.
Trên
đây là câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc
gì liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ 0976933335 -
0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Thu