Từ trước tới nay, nhắc tới người thừa kế được hưởng di sản theo di chúc chúng ta thường chỉ nghĩ tới cá nhân. Vậy pháp nhân có quyền được hưởng di sản theo di chúc hay không? Trong bài viết này, Luật Hồng Thái sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
I. Căn cứ pháp luật:
Bộ luật Dân sự năm 2015
II. Nội dung:
1. Pháp nhân có quyền hưởng di sản thừa kế
theo di chúc hay không?
Điều 609 Bộ luật Dân sự
2015 quy
định về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di
sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Điều 626 Bộ luật Dân sự
2015
quy định về quyền của người lập di chúc, theo đó người lập di chúc để lại di
sản thừa kế có các quyền như sau:
- Chỉ định người thừa kế.
- Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ
cúng.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người
phân chia di sản.
Như
vậy, theo quy định trên, cá nhân có quyền lập di chúc thể hiện ý chí định đoạt
tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế. Người thừa kế ở đây pháp
luật không quy định là cá nhân hay pháp nhân. Do đó, người thừa kế không là cá nhân có
quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Điều này có nghĩa là không chỉ cá nhân có quyền hưởng di sản thừa
kế theo di chúc mà cả pháp nhân vẫn đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp
luật. Một
điểm quan trọng cần lưu ý là pháp nhân phải được công nhận và có quyền hợp pháp
để thừa kế di sản theo di chúc được thể hiện trong nội dung di chúc của người
viết di chúc.
3. Điều kiện để di chúc để lại di sản thừa kế hợp pháp:
Điều 630 Bộ luật dân sự
2015 quy định về điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp. Theo đó:
- Người lập di chúc đáp ứng điều kiện về mặt
chủ thể như: minh mẫn, sáng suốt trong khi
lập di chúc hoặc người lập di chúc tự nguyện, bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
- Nội
dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hôi
Theo
quy định tại Điều 631 Bộ luât dân sự, nội dung của di chúc phải thể hiện đầy
đủ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di
sản và một số nội dung khác.
- Di
chúc không đáp ứng đủ các điều kiện về mặt hình thức để di chúc hợp pháp (chẳng
hạn di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi không được lập thành văn bản, không công chứng, chứng
thực và không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di
chúc; hoặc Di chúc miệng không có sự làm chứng của ít nhất hai người)
- Không
thuộc trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật (Điều 643 Bộ luật Dân sự
2015). Đó là: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; Hoặc Cơ quan, tổ
chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Quy định của pháp luật về hiệu lực của di
chúc thừa kế
Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc thừa kế như
sau:
- Di chúc có hiệu lực từ
thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu
lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di
chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được
chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
+ Trường hợp có nhiều
người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế
theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có
liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
- Di chúc không có hiệu
lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế;
nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần
di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần
không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ
phần đó không có hiệu lực.
- Khi một người để lại
nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Trên đây
là nội dung giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề pháp nhân có được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay không. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên
hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân
Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ
Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ
Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ
pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ
pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ
Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Hồng Dinh