“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay
giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho
vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015, có
thể thấy đối tượng của hợp đồng vay tài sản chính là tài sản. Tại Điều 105 BLDS
2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài
sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”. Như vậy, theo điều luật
này, đối tượng của hợp đồng vay tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền
tài sản, động sản, bất động sản và tài sản hình thành trong tương lai. Mà trong
hợp đồng vay theo quy định tại Điều 463, nghĩa vụ của bên vay là phải hoàn trả
cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng khi đến hạn trả. Vật
cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định
được bằng những đơn vị đo lường[1].
Trong khi đó tại Điều 107 BLDS thì bất động sản
là vật đặc định “Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng
những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị
trí” nên bên vay không thể trả lại một bất động sản cùng
loại với bất động sản đã vay. Vì vậy, theo Điều 463, bất động sản không
được coi là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, trừ trường hợp các bên thỏa thuận.
Trên thực tế cũng không sử dụng hợp đồng vay với quyền sử dụng đất và pháp luật
kinh doanh bất động sản và đất đai cũng không thừa nhận giao dịch này. Vì vậy đối
với quyền tài sản (quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ…) thì không đặt ra vấn đề
này và hoàn trả tài sản tương tự. Nhưng ở đây lại không nêu rõ điều đó dẫn đến
nhiều tranh chấp trên thực tế rất khó để xét xử và đảm bảo cân bằng lợi ích của
các bên.
Cũng theo định nghĩa tại Điều 463 BLDS 2015,
hợp đồng vay được chia thành hai loại là vay có lãi và vay không có lãi. Vay
không lãi xảy ra khi các bên trong hợp đồng vay tài sản không thỏa thuận lãi suất
và pháp luật không có quy định lãi suất đối với hợp đồng vay tài sản. Vay có
lãi xảy ra khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo đó các
bên có quyền thỏa thuận lãi suất đối với hợp đồng vay tài sản. Song cả 9 điều
luật không có quy định về thời điểm thỏa thuận và hình thức thỏa thuận lãi suất.
Vậy thỏa thuận về lãi suất có thể xảy ra trước, trong hay sau thời điểm giao kết
hợp đồng? Hình thức thỏa thuận có bắt buộc bằng văn bản hay không? Bởi trên thực
tế rất nhiều tranh chấp xảy ra khi thỏa thuận hợp đồng bằng hình thức miệng. Ví
dụ như: vụ án tranh chấp hợp đồng vay giữa nguyên đơn là chị Cao Thị Sáu với bị
đơn là chị Phạm Thị Năm tại bản án số 71/2010/DSST ngày 20/12/2010. Ngày
15/7/2007, Chị Sáu cho chị Năm vay 160.910.000 nhân dân tệ thông qua việc nhờ
anh Lý Cảnh Huân chuyển vào tài khoản của chị Năm qua ngân hàng nông nghiệp
trung quốc. Việc vay nợ chỉ bằng bằng hình thức miệng, không có văn bản nên rất
khó để Tòa án có cơ sở để giải quyết.
Ngoài ra, thông thường đối tượng của hợp
đồng vay tài sản thường là một khoản tiền vì tiền là tài sản trao đổi ngang giá
chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thỏa mãn các nhu cầu về
sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và tiện lợi cho việc thành toán khi
trả nợ. Tuy nhiên, trong thực tế đối tượng của hợp đồng vay tài sản có thể là
vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Và có nhiều tài sản là đối
tượng của hợp đồng vay tài sản theo BLDS nhưng lại mâu thuẫn với một số
văn bản pháp luật khác.
Ví dụ: Theo BLDS 2015, đối tượng của
hợp đồng vay tài sản bao gồm tiền mà ngoại tệ cũng là tiền. Tuy
nhiên, ngoại tệ cũng là một loại ngoại hối. Tại Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy
định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng
cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức
tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng
ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam”. Có thể thấy ngoại tệ cấm không được giao dịch, ngoại tệ là một loại ngoại
hối hạn chế sử dụng, muốn sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch hay thanh toán
phải thuộc đối tượng đã được pháp luật quy định cho phép. Và do đó dẫn đến
mâu thuẫn giữa Bộ luật Dân sự 2015 với Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (Sửa
đổi, bổ sung năm 2013).
Trên đây là nội dung cung cấp cho bạn đọc về
những kiến nghị trong những quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản. Nếu
bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com để
được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều,
Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các
dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Hồng Dinh