Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên phản ảnh rằng rất nhiều chủ nhà trọ nhằm mục đích kinh doanh nên thu tiền điện đồng giá 4 nghìn đồng/kWh. Vậy hành vi này có trái với quy định của pháp luật không? Hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu về vấn đề này.
I, Căn cứ pháp lý
-
Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện.
-
Quyết định số 4495/QĐ-BCT quy định về giá
bán điện năm 2017
-
Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả
II, Nội dung
2.1 Giá bán lẻ điện
sinh hoạt hiện nay?
Ngày 12/9/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư
25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định
về thực hiện giá bán điện. Theo đó, sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 10 về giá bán lẻ
điện đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà:
-
Bên thuê khôn phải là hộ gia đình
– Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng
thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp
đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết
thanh toán tiền điện của chủ nhà);
– Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12
tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì
áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh giá điện là
1.858 đồng kWh cho toàn bộ sản lượng điện
đo đếm được tại công tơ.
*Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số
người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn
cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa
bàn. Theo đó, cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức
áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể:
– 01 người được tính là 1/4 định mức,
– 02 người được tính là 1/2 định mức,
– 03 người được tính là 3/4 định mức,
– 04 người được tính là 1 định mức.
Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm
thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán
điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng
tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
-
Theo quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT năm 2019
thì giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, theo cách tính lũy tiến với
mức giá như sau:
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 là 1.678 đồng/kWh;
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 là 1.734 đồng/kWh;
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 là 2.014 đồng/kWh;
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 là 2.536 đồng/kWh;
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 là 2.834 đồng/kWh;
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên là 2.927 đồng/kWh.
Mức giá trên chưa bao gồm thuế GTGT
2.2. Chủ nhà trọ thu tiền điện giá cao sẽ bị xử
phạt như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định
134/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người
cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường
hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt. Như bạn trình
bày thì chủ nhà đã tăng tiền điện lên 4.000 đồng/kWh. Mức tiền này là không hợp
lý và rất cao so với mức giá quy định ở trên. Do đó, chủ nhà của bạn có thể bị
xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trên đây là bài tư vấn pháp luật của Công ty
Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái Và Đồng Nghiệp
Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên
quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ
nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5,
Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm
thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Dân sự
- 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình
sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất
đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản
lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh
Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn
nhân và gia đình - 0976.933.335
Đức Toàn