Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Việc phân chia di sản thừa kế phải tuân thủ theo quy trình nhất định. Thông tin chi tiết cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu trong bài viết này nhé!
I.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2015
II.
Nội dung:
Khi
tiến hành phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, người phân chia di sản thừa
kế phải thực hiện theo trình tự như sau:
1. Chia trước và chia hết cho những
người thừa kế ở hàng thừa kế trước
Việc
xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Người thừa kế theo pháp luật
chỉ có thể là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo
quy định của pháp luật
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy
định theo thứ tự:
-
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết. Trong quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, khi một trong hai
mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Trong quan hệ thừa kế giữa
cha đẻ, mẹ đẻ - con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại.
Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và
còn được thừa kế thế vị
-
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại. Trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột - em ruột,
anh, chị em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm
con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột
mình
-
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại
Những
người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa
kế sau được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do
đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ
chối nhận di sản. Trường hợp di sản không có người nhận thừa kế thì di sản đó
thuộc về Nhà nước theo Điều 622 BLDS
2. Di sản được chia đều cho những người
cùng hàng thừa kế
Những
người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên nếu có người thừa
kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản
bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi
sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được
hưởng
Theo
Điều 660 BLDS 2015:
“Khi phân chia di sản, nếu như người
thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì phải dành một phần
di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, trong trường hợp người thừa
kế chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác sẽ được hưởng”
3. Phân chia di sản theo hiện vật
Phân
chia di sản bằng hiện vật hay bằng giá trị sẽ được lựa chọn áp dụng phù hợp
trong từng trường hợp cụ thể. “Những người
thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu như không
thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế đó có thể thỏa thuận về việc
định giá hiện vật đó và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu như không thể thỏa
thuận được thì hiện vật sẽ được bán để phân chia”. Sự ưu tiền này cùng phù
hợp với những quy định chung về tài sản thuộc sở hữu chung được quy định tại
Khoản 1 Điều 219 BLDS “khi tài sản chung
không thể chia bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán
phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận
khác”
Di
sản của người chết để lại thường sẽ vô cùng đa dạng và phức tạp, các phần bằng
hiện vật có thể có giá trị bằng nhau nhưng bản chất của từng phần không luôn giống
nhau (phần là quyền sử dụng đất, phần là nhà, phần là đất vườn…). Vì vậy, để
xác định ai sẽ nhận phần nào của di sản thừa kế trong trường hợp chia di sản bằng
hiện vật phải căn cứ vào yêu cầu phân chia di sản của người thừa kế, xác định
thực tế khối tài sản hiện đang được sử dụng như thế nào, giá trị hiện vật, tính
chất, chức năng….để phân chia cho phù hợp.
Đối
với trường hợp những người thừa kế muốn nhận thừa kế bằng hiện vật nhưng di sản
không thể phân chia bằng hiện vật thì các bên có thể căn cứ vào nhu cầu, thực tế
quản lý, sử dụng tài sản để thỏa thuận với nhau về việc ai nhận bằng hiện vật,
ai nhận bằng giá trị của hiện vật. Trong nhiều trường hợp, chia di sản bằng hiện
vật sẽ không phát huy được những điểm mạnh của sự tích tụ tài sản. Ví dụ như di
sản của người chết để lại thừa kế là một khu nghỉ dưỡng cao cấp, nếu phân chia
bằng hiện vật cho những người thừa kế thì có thể sẽ mất đi giá trị khai thác sử
dụng di sản như hiện tại.
Ngoài
ra, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa
thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không
thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Trên đây là nội dung tư
vấn pháp luật của Luật Hồng Thái về quy trình phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Chúng
tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu có bất kỳ vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc
qua E-mail: luathongthai@gmail.com để
được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335