Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà mà trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định. Thừa kế thế vị tuy không dịch chuyển theo hàng thừa kế nhưng lại theo trình tự nhất định khi người nhận di sản thế vị thỏa mãn một số điều kiện cụ thể. Cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
I.
Căn cứ pháp lý:
Bộ
luật Dân sự năm 2015
II.
Nội dung:
1. Khái
niệm:
Điều 652
BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”
Trong
quan hệ thừa kế thế vị, di sản được dịch chuyển từ người để lại di sản đến
người thụ hưởng trải qua 4 thế hệ, từ các cụ đến các chắt. Khi di sản dịch
chuyển theo loại thừa kế này, những người liên quan đều có một tên gọi để phân
biệt vị trí của từng người trong quan hệ thừa kế. Theo đó, khi con của người để
lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
hoặc chắt được hưởng - đây là người thay thế vị trí của người được thế vị để
nhận di sản từ người để lại di sản mà lẽ ra người được thế vị được hưởng nếu
còn sống.
2. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị
Một là, con của
người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
(cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị)
Hai là, những
người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và
người thế vị luôn ở vị trí đời sau. Điều này có nghĩa là chỉ có con thế vị cha,
mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp hợp cha
mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ
Ba là, giữa họ
phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha,
mẹ đẻ)
Bốn là, người
thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để
lại di sản chết
Năm là, khi còn
sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản
của người chết (nếu bị tước hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc
cháu của những người này không thể thế vị)
Sáu là, bản
thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế thuộc trường hợp người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc
3. Các trường hợp thừa kế thế vị
·
Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của
ông, bà
Trường
hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì con sẽ thay
thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản
mà cha mình được hưởng nếu còn sống khi ông nội chết. Trong trường hợp cha đẻ
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà nội thì con sẽ thay thế vị trí của
cha để thừa kế từ di sản mà bà nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được
hưởng nếu còn sống khi bà nội chết
Trường
hợp mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông ngoại thì khi ông
ngoại chết, con sẽ thay thế vị trí của mẹ để thừa kế từ di sản mà ông ngoại để
lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống. Trong trường hợp
mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà ngoại thì con sẽ thay thế vị
trí của cha để thừa kế từ di sản mà bà ngoại để lại đối với phần di sản mà cha
mình được hưởng nếu còn sống khi bà ngoại chết
Ngoài
ra, thừa kế thế vị còn được xét trên tổng thể về sự đan xen giữa huyết thống
với nuôi dưỡng, giữa người để lại di sản với con cháu của người đó nên khi xác
định cháu có được hưởng thế vị hay không, cần xác định dựa vào 3 căn cứ sau:
- Nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B sinh ra C) thì
cháu sẽ được thế vị
·
Nếu quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng (A
nhận nuôi B, B nhận nuôi C) thì thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp
·
Trong trường hợp có sự đan xen giữa huyết thống
và nuôi dưỡng giữa các đời thì cần xác định theo các trường hợp:
·
Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ hai là
nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa đời hai với đời thứ ba lại là huyết thống thì
được thừa kế thế vị
·
Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là
huyết thống nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba là nuôi dưỡng khi
không đương nhiên được thừa kế thế vị, chỉ được thế vị nếu người để lại di sản
coi như cháu ruột
·
Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng
Chắt sẽ
được thừa kế thế vị của cụ trong các trường hợp sau:
·
Trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
chết trước người để lại di sản là cụ; cha mẹ cũng đã chết trước người để lại di
sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại
di sản chết
·
Trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
chết trước người để lại di sản; cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời
điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình
được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế
Trên đây là nội dung tư
vấn pháp luật của Luật Hồng Thái về quy định của pháp luật hiện
hành về vấn đề thừa kế thế vị
Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết
tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu có bất kỳ vướng mắc vui lòng liên
hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ
nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư
vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh
vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335