Theo quy định của pháp luật hiện hành, “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;” Như vậy có thể thấy không ai được phép làm bạn bị tổn thương. Nhưng trong trường hợp bị tác động vật lý thì sẽ đòi bồi thường như nào theo đúng quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu vấn đề này.
I, Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
II, Nội dung
2.1 Bị đánh có được đòi bồi thường không?
Căn cư Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.”
Căn cứ quy định trên có thể thấy, bất cứ hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ nào của người khác mà có thiệt hại xảy ra thì người thực hiện
hành vi phải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp có quy định khác. Do đó, khi một
người bị một người khác đánh - tác động vật lý sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm
chí nặng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người đó thì hoàn toàn có quyền
được đòi bồi thường thiệt hại theo thiệt hại thực tế mà mình phải chịu.
Cũng tại Điều 584 thì pháp luật cũng loại trừ một số trường
hợp không phải bồi thường.
- Do sự kiện bất khả kháng: Các sự kiện xảy ra khách quan,
không lường trước và không thể khắc phục mặc dù đã sử dụng mọi biện pháp cũng
như mọi khả năng có thể.
- Hoàn toàn do lỗi của người bị đánh.
II, Sẽ được bồi thường bao nhiêu khi bị đánh
Căn cứ theo Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
- Chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ,
chức năng bị giảm sút, bị mất do bị đánh gây ra: Tiền thuê phương tiện, thuê
phòng chăm sóc, truyền máu, vật lý trị liệu, chụp X-quang… theo yêu cầu của bác
sĩ…
- Thu nhập thực tế bị mất/giảm sút: Tiền công, tiền lương,
phụ cấp, trợ cấp… Trong trường hợp thu nhập này không ổn định, không thể xác định
được cụ thể thì sẽ tính thiệt hại theo mức thu nhập trung bình của người lao động
cùng loại.
- Chi phí hợp lý, thu nhập của người chăm sóc cho người bị
đánh trong viện, ở nhà (cũng tính theo thực tế) trong thời gian người bị đánh
điều trị: Tiền tàu xe, đi lại, thuê trọ trong những phải chăm sóc người bị đánh
trong viện…
- Thiệt hại khác.
- Thiệt hại về tinh thần mà người bị đánh phải gánh chịu. Ví
dụ, sau khi bị đánh, người bị đánh bị biến dạng mặt, mũi… khiến người này tự
ti. Hoặc sau khi bị đánh thì người này bị gãy chân, gãy tay…
Ngoài thiệt hại thực tế vì không thể làm việc, nuôi sống bản
thân, gia đình thì người bị đánh còn bị trầm cảm, mặc cảm vì không còn đầy đủ bộ
phận trên cơ thể mình…
Những mức thiệt hại này sẽ do các bên thoả thuận. Nếu không
thoả thuận được thì sẽ được tính bằng 50 lần mức lương cơ sở. Trong đó, hiện
nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số
90/2019/NĐ-CP.
Ngoài mức thiệt hại, các bên còn có thể thoả thuận về hình
thức cũng như phương thức bồi thường:
- Hình thức: Bằng tiền, hiện vật…
- Phương thức: Một lần hay nhiều lần, toàn bộ hay chỉ một phần…
Trên đây là bài tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc Tế
Hồng Thái Và Đồng Nghiệp
Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui lòng
liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của
chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335