Với nền kinh tế phát triển vượt bậc hiện nay và mức thu nhập bình quân tăng lên. Việc vay vốn đặc biệt là việc vay thế chấp tài sản tại Ngân hàng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc vay thế chấp tại Ngân hàng giúp bạn có những khoản tiền cần thiết trong tay để đầu tư kinh doanh, hoặc trong những trường hợp khó khăn về tài chính mà không phải chịu lãi suất quá cao như vay chợ đen. Vì vậy, hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu về vấn đề thế chấp tài sản nhé!
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015.
- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ngày 30/12/2016.
II. Nội dung
1. Khái
niệm về thế chấp tài sản
Khoản 1 Điều
317 BLDS 2015 quy định về Thế chấp tài sản
như sau:
“Thế chấp
tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau
đây gọi là bên nhận thế chấp).”
Như vậy, Thế chấp tài sản là hình thức vay nợ có tài sản đảm bảo. Khi ký cam kết
vay thế chấp, người vay vẫn được quyền sở hữu và sử dụng tài sản thế chấp nhưng
các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó sẽ được ngân hàng giữ nhằm đề phòng rủi
ro người vay không thể trả khoản nợ thì lúc này, toàn bộ số tài sản thế chấp sẽ
thuộc về sở hữu của ngân hàng.
2. Điều
kiện về tài sản thế chấp
Điều 318 quy
định về Tài sản thế chấp như sau:
“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật
phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật
phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền
với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng
thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế
chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được
dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận
thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo
hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo
hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ
thanh toán cho bên nhận thế chấp.”
Từ điều luật trên, Tài
sản đảm bảo cần có những điều kiện sau:
- Tài
sản thế chấp bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng
của chính khách hàng vay.
- Tài
sản phải được pháp luật cho phép, không cấm các hoạt động mua,
bán, chuyển đổi, thế chấp…
- Vào
thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, tài sản không xảy ra tranh chấp
về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý.
3. Điều kiện về khách hàng vay thế
chấp
Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về Điều
kiện vay vốn như sau:
“Tổ chức tín dụng xem
xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp
nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá
nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của
pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng
lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử
dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng
vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính
để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng
vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13
Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài
chính minh bạch, lành mạnh.”
Từ đó, có thể rút ra điều kiện về khách hàng vay
vốn như sau:
- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật
dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo
quy định của pháp luật.
- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp
pháp.
- Có phương án sử dụng vốn khả thi.
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng
theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN,
thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh
bạch, lành mạnh.
Hy vọng
rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết
được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để
cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc
mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
0962.893.900
hoặc Email: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ
chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng
có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ
Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ
Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ
pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ
tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ
pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ
Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0982.033.335