Chữ ký là một trong những công cụ quan trọng để xác định tính xác thực và tính pháp lý của một tài liệu, hợp đồng hoặc giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thẩm quyền và khả năng giám định chữ ký. Trong bài viết này, Luật Hồng Thái sẽ giúp bạn tìm hiểu về người có thẩm quyền giám định chữ ký và những trường hợp cần thiết giám định chữ ký.
1.
I. Thẩm quyền giám định chữ ký:
Theo khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định cá nhân/tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Hiện nay, Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013
quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc
Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:
·
Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp
y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
·
Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc
Bộ Quốc phòng.
·
Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học
hình sự trực thuộc BCA.
·
Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự
thuộc Công an cấp tỉnh.
II. Các trường hợp cần giám định chữ ký:
Điều
102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định như sau:
“1.
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám
định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu
của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết
việc dân sự.
2.
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định
trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa
chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu
cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3.
Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm
pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu
cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến
phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét
thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp
nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới
liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong
trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi
phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định
của Luật giám định tư pháp.”
Như
vậy, giám định chữ ký trong những trường hợp sau:
-
Giám định chữ ký khi có yêu cầu của đương sự. Việc yêu cầu giám định chữ ký từ
đương sự phải được đưa ra trước khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
-
Giám định chữ ký khi Thẩm phán thụ lý vụ án thấy cần thiết.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách
hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công
ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề
pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc
bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế
Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai -
Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch
vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động
- 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia
đình - 0982.033.335
MN