Di chúc khi viết xong thì chúng ta có phải mang đi công chứng, chứng thực hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các bạn quan tâm. Vậy hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu về vấn đề này
I, Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
Quyết định số 1329/QĐ-BTP
Nghị định 23/2015/NĐ-CP
II, Nội dung
2.1 Di chúc có phải
mang đi công chứng hay chứng thực hay không?
Hình thức của di chúc bắt buộc phải được lập thành văn bản
và chỉ có một trường hợp duy nhất được lập di chúc miệng là khi tính mạng của
người để lại di sản bị đe doạ và không thể lập di chúc.
Trong trường hợp đó, di chúc miệng cũng phải đáp ứng các điều
kiện về di chúc hợp pháp và phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05
ngày sau khi người có di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt người
làm chứng.
Do đó, với di chúc bằng văn bản thì căn cứ Điều 628 Bộ luật
Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản sẽ gồm các hình thức sau đây: Không có
người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực.
Di chúc có thể được công chứng hoặc chứng thực. Và việc công
chứng, chứng thực di chúc không phải yêu cầu bắt buộc để xem xét một bản di
chúc có hiệu lực pháp luật. Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau
đây:
- Điều kiện về người lập di chúc: Tinh thần người này minh mẫn,
sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị ai đe doạ, cưỡng ép hay lừa dối.
Riêng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc thì phải sử dụng hình
thức là bằng văn bản và được cha, mẹ/người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
này.
- Nội dung và hình thức của di chúc: Không vi phạm điều cấm,
không trái đạo đức xã hội và không trái quy định của luật.
Riêng trong trường hợp đặc biệt là người bị hạn chế về thể
chất hoặc không biết chữ mà lập di chúc thì di chúc này phải là di chúc bằng
văn bản, có công chứng/chứng thực và có người làm chứng.
Như vậy, di chúc có thể chứng thực hoặc không tuỳ vào nhu cầu
của người lập di chúc trừ trường hợp đó là di chúc miệng hoặc là di chúc của
người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ. Trong các trường hợp này, có
thể chọn công chứng hoặc chứng thực.
2.2 Chứng thực di chúc ở đâu
Cơ quan thực hiện việc chứng thực di chúc là Uỷ ban nhân dân
cấp xã ở bất cứ đâu không phụ thuộc vào nơi cư trú của người để lại di sản (căn
cứ điểm e khoản 2 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Chi phí chứng thực di chúc là 50.000 đồng/di chúc.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.3