Khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên tham gia luôn mong muốn được bảo đảm quyền lợi của mình đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giao dịch này có thể vô hiệu, dẫn đến sự rủi ro cho các bên liên quan, đặc biệt là người thứ ba. Vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu, quyền lợi của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ như thế nào? Cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu nhé!
II.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật dân sự 2015
II.
NỘI DUNG
1.
Người thứ ba ngay tình là gì?
Điều 180 BLDS 2015 quy định về Chiếm hữu
ngay tình như sau:
“Chiếm
hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Như vậy, người thứ ba ngay tình là người
chiếm hữu tài sản ngay tình thông qua một giao dịch dân sự vô hiệu nhưng bản
thân họ hoàn toàn trung thực khi tham gia giao dịch mà không hề biết rằng người
giao dịch với họ không có quyền chuyển giao tài sản đó. Việc giao dịch dân sự
đó vô hiệu không phải lỗi của họ.
2.
Quyền và lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ như thế nào?
Vì trong giao dịch dân sự thì người thứ ba
ngay tình không có lỗi nên Điều 133 BLDS 2015 quy định về bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như
sau:
“1.
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản
không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định
tại Điều 167 của Bộ luật này.
2.
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác
cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập,
thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường
hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba
ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền
hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu
tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3.
Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch
dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng
có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập
với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”
Theo điều luật trên, việc bảo vệ quyền và
lợi ích cho người thứ ba ngay tình được quy định là:
- Nếu
là giao dịch tài sản không phải đăng ký thì giao dịch đó không bị vô hiệu trừ
khi:
Tài sản đó có được từ một Hợp đồng không
có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.
Tài sản đó bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ
sỡ hữu
- Nếu là tài sản phải đăng ký mà chưa đăng
ký thì cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
Tài sản đó phải do người thứ ba ngay tình
có được từ đấu giá hợp pháp
Tài sản có được do người không có quyền định
đoạt bị mất quyền định đoạt đối với tài sản vì bản án, quyết định của cơ quan
có thẩm quyền bị hủy, sửa.
- Chủ sở hữu tài sản không thể đòi lại tài
sản từ người thứ ba ngay tình nếu giao dịch dân sự của người thứ ba ngay tình
thực hiện không bị vô hiệu
3.
Điều kiện để trở thành người thứ ba ngay tình
Điều 117 BLDS 2015 quy định về Giao dịch
dân sự có hiệu lực như sau:
“1.
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a)
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
b)
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c)
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
2.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.”
Dựa trên Điều 117, Điều 133 BLDS 2015 thì
điều kiện để trở thành người thứ ba ngay tình cụ thể như sau:
- Người thứ ba phải có đủ năng lực pháp luật
và hành vi dân sự;
- Người thứ ba đã đạt được mục đích của
giao dịch;
- Tài sản giao dịch hợp pháp;
- Mục đích và nội dung giao dịch không
trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Giao dịch được xác lập đúng trình tự
theo quy định pháp luật;
- Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch
dân sự đã có một giao dịch dân sự trước đó được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch
đó vô hiệu;
- Người thứ ba phải ngay tình, tức là
không biết hoặc không thể biết rằng mình đang giao dịch với người không có quyền
định đoạt tài sản.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên,
Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của
bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những
vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự
việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế
Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0976933335
- 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để
được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh:
VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335