Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, nhiều tiến bộ y học đã mở ra cơ hội làm cha, làm mẹ cho những cặp vợ chồng không may mắn gặp vấn đề về khả năng sinh sản. Một trong những giải pháp nhân văn đó là hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, để tránh việc lợi dụng mang thai hộ vì mục đích thương mại, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người mang thai hộ, đứa trẻ được sinh ra và cặp vợ chồng có nhu cầu, pháp luật Việt Nam đã quy định rất chặt chẽ về điều kiện và phạm vi thực hiện mang thai hộ. Vậy, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì? Và những điều kiện nào cần đáp ứng để được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Theo quy định tại khoản 22 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
2014:
"...
Mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại
giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay
cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và
tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung
của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
..."
Khác với mang thai hộ vì mục đích thương mại, mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo không nhằm kiếm lợi ích lợi nhuận kinh tế mà chủ yếu là nảy
sinh sự yêu thương, hay sự đồng cảm giữa con người với nhau.
Việc mang thai hộ rất dễ bị lạm dụng để trục lợi cá nhân, để
làm những hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như quy định của
pháp luật. Vậy nên, pháp luật quy định rất rõ về điều kiện để thực hiện việc
mang thai hộ. Theo điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
-
Đối với cặp vợ chồng nhờ người mang thai hộ:
a) Có
xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và
sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ
chồng đang không có con chung;
c) Đã
được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
-
Đối với người được nhờ mang thai hộ:
a) Là
người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã
từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở
độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang
thai hộ;
d)
Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản
của người chồng;
đ) Đã
được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
-
Đối với thỏa thuận về việc mang thai hộ:
+ Việc mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành
văn bản.
+ Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản.
Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý liên quan đến
tổ chức họp hội đồng thành viên, quyết định kinh doanh hay tranh chấp nội bộ,
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ. Với đội
ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại những giải pháp pháp
lý hiệu quả nhất. Liên hệ ngay 0976933335 - 0982033335 hoặc qua E-mail:
luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335