Giao dịch dân sự là loại giao dịch chúng ta thường xuyên sử dụng nhưng đôi khi lại không để tâm đến sự có mặt của nó. Ví dụ như: mua rau, thịt, cá ngoài chợ,... đó cũng là một loại giao dịch dân sự giản đơn. Có khi nào mọi người đặt câu hỏi rằng “có khi nào giao dịch dân sự bị vô hiệu? Và những giao dịch nào sẽ bị vô hiệu” hay không? Việc nhận diện và hiểu rõ khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu cũng như các trường hợp cụ thể dẫn đến vô hiệu là hết sức quan trọng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời góp phần đảm bảo trật tự, an toàn pháp lý trong xã hội. Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Tại điều 122 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu
như sau:
Giao dịch dân sự không
có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu,
trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự được pháp luật
quy định cụ thể tại điều 117 BLDS 2015:
1. Giao dịch dân sự có
hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập;
b) Chủ thể tham gia
giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội
dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội.
2. Hình thức của giao
dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật
có quy định.
Khác so với BLDS 2005 thì BLDS 2015 có quy định thêm về “trừ
trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Vậy quy định khác ở đây là như thế
nào? Trong cuộc sống tồn tại những giao dịch dân sự không đáp ứng đủ các điều
kiện theo điều 117 trên nhưng vẫn không bị vô hiệu. Ví dụ như tại điểm a khoản
2 điều 125 BLDS 2015:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
người đó;
Pháp luật quy định “những trường hợp khác” là hoàn toàn phù
hợp với thực tiễn xã hội.
Các trường hợp mà giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu được chia
làm 2 nhóm chính: Vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối:
1.
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối:
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của
luật, trái đạo đức xã hội quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo quy định tại
Điều 124 BLDS 2015
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định
về hình thức quy định tại Điều 129 BLDS 2015
2.
Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối:
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện quy định
tại Điều 125 BLDS 2015
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn quy định
tại Điều 126 BLDS 2015
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng
ép quy định tại Điều 127 BLDS 2015
-
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình quy định tại Điều 128 BLDS 2015
Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn
đề pháp lý liên quan đến tổ chức họp hội đồng thành viên, quyết định kinh doanh
hay tranh chấp nội bộ, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp luôn
sẵn sàng hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại
những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất. Liên hệ ngay 0976933335 - 0982033335 hoặc
qua E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5,
Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm
thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự
- 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự
- 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất
đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản
lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh
Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn
nhân và gia đình - 0976.933.335