Pháp luật luôn song hành cùng với đời sống thực tại của chúng ta. Từ khi nhà nước ra đời, pháp luật đã có mặt để duy trì sự trật tự ổn định xã hội, để giúp bộ máy lãnh đạo đứng đầu quản lý nhà nước. Chính vì sự gắn kết từ lâu đời ấy, nên việc phổ cập kiến thức pháp luật để ai ai cũng hiểu biết về pháp luật, để bảo vệ cho chính quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người dân đều hiểu rõ về luật, ví dụ như tình huống trên “người dân không nắm rõ pháp luật, nên để quá thời hiệu khởi kiện”. Vậy, ta có nên xem xét những trường hợp như trên để linh hoạt kéo dài thời gian khởi kiện hay không? Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu!
Trước tiên, ta tìm hiểu về khái niệm
thời hiệu khởi kiện:
Căn cứ theo Điều 149 và Điều 154 BLDS 2015:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có thể yêu cầu Tòa án giải quyết
các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu mà hết thời
hạn đó thì các bên không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp nữa, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tùy theo từng vấn đề nảy sinh tranh
chấp mà thời hiệu khởi kiện sẽ khác nhau. Ví dụ như thời hiệu về yêu cầu bồi
thường thiệt hại là 03 năm, thời hiệu yêu cầu giải quyết về thừa kế là 30 năm đối
với bất động sản và 10 năm đối với động sản, ...
Pháp luật cũng có quy định một số
trường hợp “có thể linh hoạt kéo dài thời hiệu”
-
Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015: “Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu
cầu trong phạm vi thời hiệu. Trở ngại khách quan được hiểu là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác
động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình”
-
Điều 157
BLDS 2015 quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
“1.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc
toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện
xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo
sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.”
Hiện nay pháp luật không có quy định
về trường hợp do thiếu hiểu biết một cách chủ quan mà được “linh động” thời hiệu
khởi kiện. Và theo tôi rằng cũng không nên có quy định trên là bởi vì:
-
Gây mất tính ổn định pháp lý: Pháp luật có quy định
những trường hợp “ngoại lệ” nhưng không bao gồm trường hợp chủ quan thiếu hiểu
biết về pháp luật, nếu có quá nhiều trường hợp ngoại lệ thì sẽ rất khó quản lý
và áp dụng pháp luật
-
Dễ bị kẻ gian lạm dụng: Pháp luật luôn chủ
trương đề cao việc nhân dân tự tìm hiểu pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bản thân mình, chính vì vậy để tránh bị lợi dụng những trường hợp “ngoại
lề” để kéo dài thời hiệu không chính đáng nên không có trường hợp chủ quan thiếu
hiểu biết mà được “linh hoạt thời hiệu khởi kiện”
Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn
đề pháp lý liên quan đến tổ chức họp hội đồng thành viên, quyết định kinh doanh
hay tranh chấp nội bộ, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
luôn sẵn sàng hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi
cam kết mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất. Liên hệ ngay 0976933335 - 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5,
Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng
tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự -
0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự
- 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai
- 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý
lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh
Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân
và gia đình - 0976.933.335