Ở nơi em có một vụ việc cụ thể như sau: 2 thanh niên đi ăn sáng bằng xe máy và không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông gọi lại thì cố tình bỏ chạy, thấy vậy công an đuổi theo và hai thanh niên đó đã va chạm với một ô tô và bị tai nạn. Anh công an thì bị tố là gây ra tai nạn và bị tố là không có quyền bắt dân rồi bị đình chỉ tạm thời công tác. Tôi thấy rất bức xúc vì sự việc này người sai rõ ràng không phải là người công an nhưng tại sao người công an lại phải chịu trách nhiệm như vậy dân chúng thì cứ lao vào chửi bới.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu
hỏi về cho Luật Hồng Thái! Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trước hết, cảnh sát
giao thông chỉ có quyền truy đuổi người vi phạm trong một số trường hợp nhất
định: http://tempuri.org/tempuri.html
Đối với trường hợp mà
bạn hỏi, truy đuổi do người vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm và không tuân thủ
hiệu lệnh dừng xe của CSGT: Việc không đội mũ bảo hiểm của người điều khiển
phương tiện là vi phạm quy định về an toàn giao thông và nếu như theo quy định
trên thì việc truy đuổi của CSGT là không sai. Tuy nhiên, trong trường hợp này
không buộc phải truy đuổi bởi vì lỗi không đội mũ bảo hiểm là một lỗi nhẹ,
người dân không đội mũ bảo hiểm chỉ vi phạm Luật giao thông đường bộ, có thể bị
xử phạt vi phạm hành chính chứ không phải là tội phạm.
Thêm vào đó, việc truy
đuổi người không đội mũ bảo hiểm là rất nguy hiểm vì nếu trong quá trình truy
đuổi, người điều khiển xe bị ngã có thể dẫn đến chấn thương nặng cho vùng đầu.
Vì vậy, CSGT tuyệt đối không nên truy đuổi và dùng vũ lực để trấn áp khi truy
đuổi.
Trường hợp này thiệt hại xảy ra là do chính
những người vi phạm giao thông do hành vi bỏ chạy, nên sẽ không xem xét về tội
chống người thi hành công vụ hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông. Nhưng cần xem xét trách nhiệm của 2 chiến sĩ công an nếu truy
đuổi người vi phạm giao thông quá mức cần thiết dẫn đến hậu quả bị tai nạn
thiệt mạng.

Trách nhiệm của canh sát giao thông trong
trường hợp này có thể là trách nhiệm kỷ luật vì vi phạm quy định khi truy đuổi
không đảm bảo an toàn hoặc trong trường hợp không cần thiết.
Việc cố tình truy đuổi trong điều kiện không an
toàn, sau đó để xảy ra thương tích đối với người vi phạm thì sẽ bị xử lý. Tùy
theo kết quả điều tra việc để xảy ra hậu quả là vô ý hay cố ý thì sẽ có biện
pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật.
Nếu vô ý thì có trách nhiệm bồi thường dân sự, nếu
cố ý và thương tích của người vi phạm lỗi nhẹ đó bị nặng từ 11% trở lên thì có
thể khởi tố theo tội cố ý gây thương tích theo điều 134 Bộ Luật hình sự 2015
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan: