Trên nhiều tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh, tình trạng thả rông gia súc đang trở nên phổ biến và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đã có không ít các vụ tai nạn giao thông do việc thả rông trâu bò hoặc do người dẫn dắt gia súc không tuân thủ luật giao thông gây ra.
Cơ sở pháp lý:
-Bộ
Luật Dân sự 2015
-Nghị
định 171/2013/NĐ-CP

Nội dung:
Bồi
thường thiệt hại là việc bù đắp những tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín,
nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng cho người bị xâm phạm
Căn
cứ theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015
“Điều 584. Căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là
do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại
thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Trường
hợp thả rông trâu bò ngoài đường khiến người tham gia giao thông
gặp tại nạn, đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người đó.
Trường hợp này sẽ được bồi thường thiệt
hại theo quy định về BTTH do súc vật gây ra như sau:
“Điều
603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải
bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn
toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải
bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên
đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong
việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường
thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo
tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập
quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Mức bồi thường cụ thể như sau:
+ Chi
phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất,
bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+
Thiệt hại khác do luật quy định.
+
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối
đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định.
Bên
cạnh đó tại Điều 10, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 50.000-60.000 đồng nếu không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc
không dọn dẹp sạch chất thải của súc vật ra đường, hè phố. Phạt tiền từ 60.000
– 80.000 đồng đối với hành vi điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường
quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để
súc vật đi trên đường bộ; để súc vật đi qua đường không bảo đảm an toàn cho người
và phương tiện đang tham giao giao thông.
Chăn
thả trâu, bò theo hai cách trên là cực kỳ nguy hiểm cho chính vật nuôi và những
người tham gia giao thông. Để hạn chế và giải quyết tình trạng thả rông súc vật
trên đường, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tích cực nhắc nhở,
tuyên truyền tới hộ chăn nuôi gia súc về ý thức chấp hành các quy định của pháp
luật. Đồng thời xử phạt nghiêm những hộ dân cố tình vi phạm.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG! Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan: |
|