Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
I- Căn cứ pháp lý:
Luật cư trú
năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013
Nghị định
31/2014/NĐ-CP
II- Nội dung:
Nơi cư trú
của công dân được quy định tại Điều 12 Luật cư trú, theo đó:
“ Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp
pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường
trú hoặc nơi tạm trú.”
Trong đó, chỗ
ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.
Chỗ ở hợp
pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở
hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc
trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội
đồng nhân dân thành phố.
Điều 5 Nghị
định 31/2014/NĐ-CP quy định cụ thể chỗ ở hợp pháp bao gồm:
“a) Nhà ở;
b) Tàu, thuyền, phương
tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
c) Nhà khác không thuộc
Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh
hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”

Đồng thời,
không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
“a) Chỗ ở nằm trong địa
điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng
kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
b) Chỗ ở mà toàn bộ diện
tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c) Chỗ ở đã có phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở
là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại
liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của
pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ,
vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d) Chỗ ở bị kê biên, tịch
thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chỗ ở là nhà ở đã
có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
Mặt khác, nơi
thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại
một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú
là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường
hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư
trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã,
phường, thị trấn.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)