Đình chỉ là một phương thức xử lý đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được
quy định cụ thể, chi tiết tại điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi,
bổ sung năm 2011; cụ thể có thể chia làm các nhóm căn cứ sau:
Đình
chỉ giải quyết vụ án do đối tượng cần được giải quyết trong vụ án không còn tồn
tại hoặc được suy đoán là không còn tồn tại.
Nhóm này bao gồm
các trường hợp sau:
1.Nguyên
đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế
(điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS)
2.Cơ
quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ
quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó. (điểm
b khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS)
3.Người
khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không
có quyền khởi kiện. (điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS)
4.Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường
hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ
án. (điểm d khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS)
5.Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu
toà án tiếp tục giải quyết vụ án. ((điểm đ khoản 1 Điều
192 Bộ luật TTDS)
6.Nguyên
đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp
người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng. (điểm e
khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS)
Đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự do thủ tục phả sản đã được mở đối với bên bị kiện
Đây là trường hợp được quy định tại Điểm
g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011: “Đã có quyết định của toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến
nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó”.
Đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự khi thời hiệu khởi kiện đã hết
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được
quy định tại điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền
khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Thời hiệu khởi kiện vụ án cũng được quy định trong
Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Thời hiệu khởi kiện đã hết là một căn cứ
đình chỉ giải quyết vụ án bởi khi hết thời hiệu khởi kiện, bên có nghĩa vụ được
miễn thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tuy nhiên khi xác định thời hiệu
khởi kiện, ngoài cách tính thời hiệu thông thường, còn phải lưu ý đến những trường
hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện (điều 161 Bộ luật dân sự) và bắt đầu lại
thời hiệu khởi kiện (Điều 162 Bộ luật dân sự). Khi phát hiện ra thời hiệu khởi
kiện đã hết thì Tòa án đã thụ lý phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự.
Đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự khi phát hiện sai lầm của Tòa án trong việc thụ lý
Các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án do
phát hiện ra sai lầm của Tòa án trong việc thụ lý chính là các căn cứ trả lại
đơn khởi kiện. Những căn cứ này phát sinh trước khi tòa thụ lý vụ án, nhưng sau
khi thụ lý tòa án đã phát hiện ra phải lại đơn kiện. Cụ thể các căn cứ này được
quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011.
Cụ thể hóa những căn cứ nêu trên trong Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án
nhân dân tối cao đã có nghị quyết hướng dẫn cụ thể về nội dung của từng căn cứ.
-
Căn cứ “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” có thể xảy ra trước hoặc sau
khi tòa thụ lý vụ án vì vậy nó cũng được đề cập đến tại Điều 168 trong các căn
cứ trả lại đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 8 nghị quyết 05/2012 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
-
Căn cứ chưa đủ điều kiện khởi kiện tại khoản d được hướng dẫn cụ thể tại khoản
2 điều 8 Nghị quyết 05/2012.
-
Đối với căn cứ “vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án” thì theo quy định tại Nghị quyết 05/2012, vụ án không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toà án là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định
tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên không phải
trong mọi trường hợp sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện không thuộc thẩm quyền
thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Cần phân biệt trường hợp
này với trường hợp Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết theo quy định
tại khoản 1 Điều 37 khi vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án đã thụ lý theo cấp hoặc theo lãnh thổ.
- Còn đối với căn cứ “Hết
thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người
khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp
có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;” được hiểu là nếu đương sự không
nộp tiền tạm ứng án phí mà không thuộc trường hợp không phải nộp hoặc được miễn
án phí nhưng Tòa án đã thụ lý giải quyết thì sau đó phải đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự.
Ngoài các căn cứ trên, điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật
TTDS còn quy định:
“h)Các
trường hợp khác mà pháp luật có quy định”
Cụ thể, theo nghị
quyết Số: 05/2012/NQ-HĐTP thì “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định”
quy định tại điểm k khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự là các trường hợp
làm căn cứ cho Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong Bộ
luật tố tụng dân sự này chưa quy định
nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ
luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Đây là quy định mang tính dự
phòng của các nhà làm luật đối với những trường hợp phát sinh những lý do mà
tòa án cần phải đình chỉ giải quyết vụ án mà pháp luật chưa thể quy định hết.
Mọi thắc mắc hoặc cần tham khảo thêm thông tin quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại 19006248.
Trân trọng./