Hiện nay, tình trạng cho vay nặng lãi ngày càng gia tăng. Đáng báo động là nhiều trường hợp nhún sâu vào vòng xoáy vay lãi nặng mà không hề hay biết. Vậy, như thế nào được coi là cho vay nặng lãi?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi có cho
người quen vay 50 triệu đồng với lãi suất 1,9%/tháng thì có được coi là cho vay
nặng lãi không? Mong Luật sư tư vấn giúp.
Trả lời:
Căn cứ pháp
lý:
- Bộ luật
Hình sự 2015
- Bộ luật
Dân sự 2015
Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên, để
đảm bảo trật tự quản lý tín dụng Nhà nước, đảm bảo lợi ích của người đi vay,
Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định mức lãi suất tối đa như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về
lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền
vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực
tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh
mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận
vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt
quá không có hiệu lực.”

(Nguồn: Internet)
Như vậy lãi
suất cho vay các bên có thể thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/ năm. Tức là
các bên chỉ có thể áp dụng mức lãi suất tối đa đối với khoản tiền bạn vay là
1,6665%/tháng. Trường hợp các bên thỏa thuận mức cho vay vượt quá mức lãi suất
mà pháp luật cho phép thì khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật chỉ bảo vệ phần
lãi suất cho vay trong phạm vi pháp luật cho phép.
Như vậy, bạn
cho vay 50 triệu với mức lãi suất 1,9%/tháng (22,8%/năm) là trái với quy định của
pháp luật. Bạn chỉ được cho vay với lãi suất không được quá 20%/năm của khoản
tiền vay.
Tuy nhiên, với
mức lãi suất trên liệu có được coi là hành vi cho vay lãi nặng hay không?
Căn cứ Điều
201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Theo đó, các dấu hiệu để cấu thành tội cho vay lãi nặng như sau:
- Người có đủ
năng lực TNHS, có thể là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài.
-Hình thức lỗi
cố ý trực tiếp với động cơ vụ lợi.
- Việc cho
vay nặng lãi có tính chất bóc lột, biểu hiện bằng việc cho vay nặng lãi với
tính chất chuyên nghiệp và lấy đó làm nguồn thu nhập chính.
- Đối tượng
tác động là những quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng.
- Hành vi
cho vay với lãi suất cao hơn gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ
luật dân sự (tức lãi suất cao hơn 100%/năm), thu lợi bất chính trên 30 triệu đồng
hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, trường
hợp của bạn chưa cấu thành phạm tội cho vay lãi nặng theo pháp luật Hình sự.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Vận động viên có được miễn nghĩa vụ quân sự Thực tế có rất nhiều trường hợp, nhiều vận động viên đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn không... |
Thủ tục cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp Các trang thông tin điện tử tổng hợp muốn hoạt động cần phải được cấp phép. Để được cấp giấy phép,... |