CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 106/2016/NĐ-CP
|
Hà Nội ngày 01 tháng 07 năm 2016
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
Căn cứ
Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ
Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định
này quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao và cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định
này áp dụng đối với cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao, tổ chức, cá nhân liên
quan đến kinh doanh hoạt động thể thao.
Nghị định này không áp dụng đối với các câu lạc bộ
thể thao chuyên nghiệp.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong
Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh
doanh hoạt động thể thao là việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thể
thao để cung cấp một, một số hoặc tất cả dịch vụ hướng dẫn tập luyện, tập luyện,
biểu diễn, thi đấu thể thao nhằm mục đích sinh lợi.
2. Cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao là doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc các cơ sở
khác có chức năng kinh doanh hoạt động thể thao.
3. Hoạt
động thể thao mạo hiểm là hoạt động thể thao được thực hiện trong điều kiện
nguy hiểm đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp, yêu cầu tập luyện thể
thao nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe và tính mạng người tham gia hoạt động thể thao.
Điều
4. Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
Việc
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (sau đây gọi là
Giấy chứng nhận đủ điều kiện) thực hiện
theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Chương
II
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
Điều
5. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
1. Cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có cơ
sở vật chất, trang thiết bị
thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định;
b) Có
nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao. Nguồn tài
chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm;
c) Có
nhân viên chuyên môn khi kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều này,
2. Cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao thuộc một trong các trường hợp sau đây phải có
người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định
này.
a) Cung
cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao;
b) Kinh
doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn
tập luyện. Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện do Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
3. Cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải có đủ nhân viên chuyên môn sau đây:
a) Người
hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định
này;
b) Nhân
viên cứu hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
c) Nhân
viên y tế thường trực theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này hoặc
văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu
người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.
Danh mục
hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
Điều
6. Điều kiện về nhân viên chuyên môn
Điều kiện
về nhân viên chuyên môn của cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị định này như sau:
1. Người
hướng dẫn tập luyện thể thao đáp ứng một trong các điều kiện sau
đây:
a) Là huấn
luyện viên hoặc vận động viên
phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký
kinh doanh có đẳng cấp từ cấp
2 trở lên hoặc tương đương;
b) Có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với
hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
c) Được
tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
2. Nhân
viên cứu hộ tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người được tập huấn
chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Nhân
viên y tế tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người có trình độ chuyên
môn từ trung cấp y tế trở lên.
Điều
7. Điều kiện kinh doanh đối với một số hoạt
động thể thao cụ thể
1. Điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong nhà, trong sân tập:
a) Các
điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có đủ
diện tích sàn tập trong nhà, sân tập đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
2. Điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao tại vùng trời, vùng biển, sông hồ, vùng núi hoặc khu vực công
cộng khác:
a) Các
điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có khu
vực kinh doanh hoạt động thể thao
thuộc vùng trời, vùng biển, sông, hồ, vùng núi hoặc khu vực công cộng khác. Khu
vực kinh doanh hoạt động thể thao này do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự
xác định.
3. Điều
kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong bể bơi:
a) Các
điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Nước
bể bơi đáp ứng mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt thông thường đã
được công bố.
Điều
8. Bảo đảm điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
1. Cơ sở
kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt
quá trình kinh doanh hoạt động thể thao.
2. Doanh
nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
3. Hộ
kinh doanh và các cơ sở khác chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi có đủ các điều kiện theo quy định tại
Nghị định này.
Chương
III
CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều
9. Giấy chứng nhận đủ điều kiện
1. Giấy
chứng nhận đủ điều kiện thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm nội dung chính
sau đây:
a) Tên
và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Địa
điểm kinh doanh hoạt động thể thao;
c) Danh
mục hoạt động thể thao kinh doanh;
d) Số,
ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
2. Cơ
quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện là Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) trong trường
hợp được ủy quyền.
Điều
10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
Hồ sơ đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bao gồm:
1. Đơn đề
nghị theo Mẫu số 02 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định này.
2.
Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này (có kèm theo bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của
nhân viên chuyên môn nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5
của Nghị định này).
Điều
11. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
1. Doanh
nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nơi
đăng ký địa điểm kinh doanh.
Cơ quan
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông
báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh
nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thẩm định điều kiện, cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện. Trường hợp không cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoặc qua đường bưu điện, qua mạng điện tử.
Điều
12. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
1. Doanh
nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Thay
đổi một trong các nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định tại điểm
a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 9 của Nghị định này;
b) Giấy
chứng nhận đủ điều kiện bị mất hoặc hư hỏng.
2. Hồ sơ
đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện trong trường hợp quy định tại điểm
a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề
nghị cấp lại theo Mẫu số 04 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy
chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp;
c) Tài
liệu chứng minh sự thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
3. Hồ sơ
đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện trong trường hợp quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 04 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy
chứng nhận đủ điều kiện bị hư hỏng trong trường hợp bị hư hỏng.
Điều
13. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
1. Doanh
nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nơi đăng ký địa điểm kinh doanh.
Cơ quan
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông
báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh
nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện thẩm định hồ sơ, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện. Trường hợp không cấp lại, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoặc qua đường bưu điện, qua mạng điện tử.
Điều
14. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
1. Doanh
nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Cung
cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
b) Chấm
dứt kinh doanh hoạt động thể thao;
c) Các
trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trình
tự thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
a) Trình
tự thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với trường hợp quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
Cơ quan
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện; thông báo Quyết
định thu hồi đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực
hiện.
Doanh
nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp, đồng thời đừng
toàn bộ hoạt động kinh doanh thể thao ngay sau khi Quyết định thu hồi có
hiệu lực.
b) Trình
tự thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ
thời điểm chấm dứt kinh doanh hoạt động thể thao, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện cho cơ quan cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện.
Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được Giấy chứng nhận đủ điều kiện do
doanh nghiệp nộp lại, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ban hành Quyết định
thu hồi; thông báo Quyết định thu hồi đến các cơ quan có liên quan để phối hợp
thực hiện.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
15. Quy định chuyển tiếp
1. Doanh
nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành được tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp để kinh
doanh hoạt động thể thao.
2. Doanh
nghiệp đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp, cấp lại thì
không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Điều
16. Hiệu lực thi hành
1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Điều
13 của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao hết hiệu
lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều
17. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thi hành
Nghị định này.
2. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc
gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).KN
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
Trúc Quỳnh
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động
Nguồn lực con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ...
Đổi mới cơ chế, xuất khẩu gạo có tiềm năng khởi sắc Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo vừa được Chính Phủ bạn hành có hiệu lực từ ngày... |
Kinh doanh đa cấp hợp pháp phải có vốn 10 tỷ đồng trở lên? Kinh doanh đa cấp, tiếp thị đa cấp hoặc kinh doanh theo mạng lưới là một chiến lượ |