Pháp luật quy định như thế nào về việc khai sinh khi cha mẹ không đăng ký kết hôn.
Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
và Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà người
yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết
thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
Hồ sơ đăng kí trong trường
hợp này bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký
nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng
sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo
quy định.
Trong đó giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm 1
trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định
hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ
cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh,
băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ
con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người,
có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Như vậy, để có thể đăng kí
khai sinh cho con có đủ cả tên cha và mẹ, người đăng ký cần phải tiến hành đồng thời việc
nhận cha, mẹ cho con và đăng ký khai sinh bằng cách nộp đủ hồ sơ nói
trên.
Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ người đăng ký cần xuất trình một số giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ
căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ
quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người
có yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh
thẩm quyền đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con.
Thủ tục đăng ký nhận cha,
mẹ, con được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch như sau:
“1.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng
cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng
ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ,
con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch,
cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.”
Như vậy, để tiến hành nhận
cha, mẹ cho con đồng thời với thủ tục khai sinh, bắt buộc phải có sự
có mặt của các bên, nên trong trường hợp một bên là cha hoặc mẹ không
đồng thuận thì sẽ không thể tiến hành được thủ tục này. Do đó, nếu
người
đăng ký muốn trên giấy khai sinh của
con có đủ cả tên bố và mẹ thì phải nộp đủ hồ sơ tại cơ quan có
thẩm quyền và các bên phải có mặt đầy đủ để hoàn thiện thủ tục.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục hoàn công nhà ở Khi nhà ở xây dựng xong, để được đưa vào sử dụng thì phải thực hiện thủ tục “hoàn công”. Để biết... |
Sổ đỏ được dùng trong những giao dịch nào? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là... |
Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được phép mua bán? Muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định. Vậy,... |
Có thể chuyển đất trồng lúa sang đất ở hay không? Trông bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, rất nhiều hộ gia đình đang làm nông nghiệp... |