Xưa nay, người ta thường nghĩ đến di chúc là thể hiện dưới dạng văn bản, chứ không mấy ai nghĩ di chúc miệng . Vậy di chúc miệng được coi là hợp pháp thì người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ…
Hỏi: Chú út tôi không có con
cái, lúc ốm đau, bệnh tật có hai anh em tôi qua chăm nom . Trước khi mất Chú nói: Chú để
lại nhà cửa , đất đai (100m2) cho hai anh tôi. Nhưng sau đó, thì mấy anh em
trong họ nói là : tất cả đều là con cháu của Chú thì phải được chia đều. Thì
tôi muốn hỏi lời Chú tôi nói trước khi mất có được coi là di chúc không ? Và có
được pháp luật công nhận không ?
( Thành Đạt_Thanh Sơn, Phú Thọ )
Trả lời: Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hồng Thái. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo Điều 624
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc:
“Di chúc
là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết”.
Ngoài ra, tại
Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 về di chúc miệng:
“1. Trường
hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn
bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03
tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn,
sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.
Bên cạnh đó,
khoản 5 Điều 630 Bộ luật này cũng quy định về di chúc miệng được coi là hợp
pháp: “… nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình
trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể
hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền
chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Theo đó, di
chúc bằng miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong
tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc bằng văn
bản được như bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ dẫn đến tử vong…
Theo tình
huống bạn đưa ra là “ông chú bạn khi còn sống có nói là sẽ để lại tài sản đó
cho hai anh em bạn” trong trường hợp này cần phải xem xét ông chú bạn có
rơi vào tình trạng tính mạng bị đe dọa như đã nêu hay không?
Nếu chú bạn ở
trong tình trạng nguy kịch không thể viết di chúc được thì đó có thể được coi
là di chúc bằng miệng và để di chúc đó hợp pháp thì người lập di chúc miệng thể
hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những
người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày
kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải công chứng hoặc chứng thực. Nếu chú bạn
vẫn khỏe mạnh, không rơi vào tình trạng nguy kịch vẫn có thể tiến hành viết di
chúc được thì lời nói đó không được coi là di chúc.
CÔNG TY LUẬT
TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn
của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng
đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Trang Nhung.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Trường hợp nào được rời hiện trường khi gây tai nạn? Gần đây có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên ngay sau khi gây ra tai nạn,... |
Trào lưu “bỏ trống xe dừng đèn đỏ” có thể bị xử phạt hành chính Để phòng ngừa khả năng "bị tông" khi dừng đèn đỏ, giới trẻ rủ nhau nhau bỏ trống xe, xuống đường... |
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông Mức độ sử dụng phương tiện lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều, đối tượng sử dụng phương... |
Người vay tín dụng đã chết, nhưng bảo hiểm không chi trả khoản vay ? Vay tín dụn |