Mức độ sử dụng phương tiện lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều, đối tượng sử dụng phương tiện cũng rất đa dạng, tình trạng trong lúc lái xe cũng không đồng nhất. Chính vì những yếu tố này mà có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, trước mắt là gây tổn hại đến bên bị hại sau đó là ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người lái xe. Trong trường hợp đó thì bên gây tai nạn phải chịu trách nhiệm như thế nào, mức bồi thường ra sao?
Khi xảy ra
tai nạn giao thông ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự thì
bên gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị hại. Vậy căn cứ
yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra do tai nạn giao thông được quy định như
sau:
1. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Không
phải trong tất cả các trường hợp có thiệt hại gây ra thì người gây thiệt hại
đều phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Theo quy định pháp luật, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại được căn cứ dựa trên các yếu tố sau:
· Người
nào xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự uy tín, nhân phẩm, tài sản quyền, lợi
ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
· Trường
hợp người gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của
bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
· Trường
hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Việc
thực hiện bồi thường được dựa trên nguyên tắc sau:
· Căn cứ vào thiệt hại thực tế khi xảy ra tai nạn: Mức thiệt hại thực tế được xác định là tình
trạng của nạn nhân và tài sản tại thời điểm tai nạn xảy ra. Điều này để đảm bảo
quyền lợi cho cả người bị tai nạn và người gây ra tai nạn về việc bồi thường,
tránh trường hợp phía nạn nhân yêu cầu những khoản bồi thường không đúng, không
phải trách nhiệm của bên gây tai nạn và ngược lại bên gây tai nạn sẽ không chốn
tránh được trách nhiệm bồi thường của mình. Việc bồi thường này phải được bồi
thường một cách kịp thời, nhanh chóng và toàn bộ thiệt hại gây ra. Mức bồi
thường sẽ do các bên thoải thuận với nhau. Nếu mức bồi thường không phù hợp với
thực tế thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ra mức phạt bồi thường khác.
· Căn cứ vào khả năng bồi thường của bên gây tai nạn: Nếu điều kiện kinh tế, khả năng bồi thường thiệt
hại của bên gây tai nạn bị hạn chế, không có đủ để bồi thường thì họ sẽ được
giảm mức bồi thường nếu lỗi đó là vô ý và thiệt hại gây ra vượt quá khả năng
kinh tế.
· Căn cứ vào lỗi: Trường hợp, người gây thiệt hại không có lỗi thì không phải bồi
thường. Nếu lỗi đó là do bên bị thiệt hại gây ra thì họ không được yêu cầu bồi
thường phần lỗi do mình gây ra, tòa án sẽ xem xét lỗi của bên gây thiệt hại để
ra mức phạt bồi thường.
· Nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý
để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình thì bên có quyền lợi liên quan không có quyền
yêu cầu bồi thường
– Mặt
khác, theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 có
nêu trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
· Phương
tiện giao thông đường bộ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ bởi khi lưu thông
trên đường và xảy ra va chạm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau mặc dù người sử
dụng phương tiện đã sử dụng các biện pháp bảo hộ. Bản chất phương tiện giao
thông khi đang hoạt động là sự vận hành của một bộ máy, tính vật lý rất cao, sự
nóng lên của hệ thống động cơ khi có va chạm xảy ra rất dễ phát nổ gây ảnh
hưởng lớn đến người điều khiển xe và môi trường xung quanh. Mặt khác, hầu hết
các phương tiện giao thông đều có trọng tải lớn, khi xảy ra tai nạn sẽ trở thành
vật nguy hiểm trực tiếp đến người tham gia giao thông.
· Nếu
người bị tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu phải có trách
nhiệm bồi thường cho bên bị hại. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận với
nhau.
· Khi
người bị tai nạn do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà lỗi hoàn toàn do bên bị
thiệt hại thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không có trách nhiệm phải bồi
thường.
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
2. Quy định về mức độ bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông
Trong mỗi
vụ tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ khác nhau, đồng nghĩa với việc trách nhiệm
bồi thường cũng sẽ khác nhau. Tại mục 2 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về
việc xác định thiệt hại và mức độ bồi thường tương xứng với mỗi thiệt hại.
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
· Tài
sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: Khi xảy ra tai nạn mà bên bị thiệt hại
có mang theo hoặc đang sử dụng tài sản hữu hình mà bị hư hỏng hoặc bị mất thì
bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên giá trị thật của
tài sản.
· Lợi
ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút: Thời điểm
xảy ra tai nạn nếu tài sản của người bị thiệt hại bị mất hoặc hư hỏng mà ảnh
hưởng đến công dụng của tài sản đó thì phía người gây thiệt hại phải bồi thường
có giá trị do tài sản đó mang lại.
· Chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Để khắc phục hư hỏng
của tài sản do tai nạn gây ra thì bên gây thiệt hại phải tri trả chi phí đó.
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
· Bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải chịu tất
cả chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả của mình gây
ra.
· Sau khi kết thúc thời gian chữa trị, ổn định sức khỏe
mà thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút phải
được bồi thường. Trường hợp tại thời điểm bị tai nạn người bị thiệt hại vẫn còn
khả năng lao động và tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình thì sau khi chữa trị do
tai nạn thì người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường về khoản thu nhập
đó. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác
định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
· Sau khi chữa trị tại bệnh viện thì người bị hại cần
một khoảng thời gian để tĩnh dưỡng và phục hồi ở nhà. Trường hợp này yêu cầu có
người chăm sóc, nếu người chăm sóc đang đi làm và tạo ra thu nhập thì phía
người gây thiệt hại cũng phải chi trả khoản thu nhập thực tế của người này.
· Thiệt hại khác do luật quy định.
· Ngoài ra, bên gây thiệt hại phải bồi thường một khoản
tiền không quá 50 lần mức lương cơ ở do nhà nước quy định để bù đắp tổn thất về
tinh thần cho người bị hại.
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Ngoài các mức bồi thường thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm thì người gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi
thường các khoản chi phí sau:
· Chi
phí hợp lý cho việc mai táng: quan tài, dịch vụ mai táng, đồ dùng vật dụng
phục vụ cho việc mai táng.
· Tiền
cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi
còn sống người bị thiệt hại có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc ai thì lúc người
này mất phía người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ này thay người đó hoặc
chi trả một khoản tiền trợ cấp đối với trẻ em thì đến đủ 18 tuổi, đối với cha
mẹ thì trợ cấp đến khi người đó mất.
· Thiệt
hại khác do luật quy định.
· Ngoài
ra, bên gây thiệt hại phải bồi thường một
khoản tiền không quá 100 lần mức lương cơ ở do nhà nước quy định để bù đắp tổn
thất về tinh thần cho người bị hại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật
Hồng Thái và Đồng Nghiệp về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần
hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tổng đài 1900.6248 để được
giải đáp và hỗ trợ kịp thời.