Hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng Internet, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng phương thức kinh doanh qua mạng để thực hiện hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng, đặc biệt nhiều đối tượng đã lợi dụng các trang mạng xã hội để rao bán hàng cấm, ảnh hưởng đến tình hành an ninh trật tự như vũ khí, ma túy,… Vậy pháp luật đã có những chế tài xử lý vi phạm như thế nào để ngăn chặn những hành vi này?
Những
hành vi trên đều vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, cụ thể các hành
vi trên đều là những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật an ninh mạng 2018. Theo Luật
an ninh mạng quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật. Cụ thể:
v Đối với vũ khí
-
Xử phạt hành chính:
+ Theo điểm a, c, Khoản
5, Điều 10 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sản xuất, sửa chữa các loại vũ
khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ
vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
+ Điểm c Khoản 2 Điều
50 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi quảng cáo súng săn và đạn súng săn,
vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực. Buộc
tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm.
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Điều 304 BLHS 2015, sửa
đổi năm 2017 quy định về tội: “Tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự”. Điều luật quy định đối tượng tác động là “Vũ khí quân dụng” và “Phương tiện kỹ thuật quân sự”. Theo đó,
người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
+ Điều 306 BLHS 2015, sửa
đổi năm 2017 quy định về tội: “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc
công cụ hỗ trợ”. Theo đó, điều luật quy định các đối tượng của tội phạm này
là: súng săn; vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao; vũ khí khác có tính năng, tác dụng
tương tự như súng săn, vũ khí thể thao; công cụ hỗ trợ. Người phạm tội có thể bị
phạt tù từ 03 tháng đến 7 năm.
Ngoài
ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
v Đối với chất cấm:
Mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS 2015) tùy vào mức độ nghiêm trọng
của hành vi mà có thể thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiệm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, với mỗi loại tội phạm sẽ có mức
phạt khác nhau tương ứng với loại tội phạm đó. Người phạm tội có thể bị phạt tù
từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
v Đối với hàng giả, hàng nhái, hàng
hóa nhập lậu
- Xử phạt hành chính:
+ Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả
không có giá trị sử dụng, công dụng. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định
ở trên đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ-
CP.
+ Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
+ Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:
Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Người
vi phạm phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả.
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tùy vào hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà có thể cấu thành các tội như:
+ Điều 192 BLHS 2015, sửa
đổi năm 2017 quy định về tội: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”. Cá nhân phạm tội bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Pháp nhân thương
mại phạm tội có thể bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về tội: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”. Cá nhân phạm tội bị phạt tù từ
02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị
phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có
thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Điều 194 BLHS 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về tội: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh”. Cá nhân
phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình. Pháp
nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000
đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
+ Điều 195 BLHS 2015, sửa
đổi năm 2017 quy định về tội: “Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi”. Cá nhân phạm tội bị phạt tiền từ 100.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Pháp nhân thương
mại phạm tội có thể bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
Nhận thấy chế tài áp
dụng xử lý hành vi bán hàng cấm, hàng giả hàng nhái đủ sức răn đe tuy nhiên hiện
nay tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến. Bài toán khó cho các cơ quan chức năng
trong việc xác định tội phạm và tội danh bởi lẽ hoạt động bán hàng diễn ra trên
không gian mạng khó kiểm soát, quản lý, thủ thuật phạm tội tinh vi, không phải
dễ để truy tìm những đối tượng vi phạm.