Câu hỏi: Em có thắc mắt muốn hỏi đáp luật sư rằng: Em có 1 người bạn, mà ba mẹ bạn ấy nợ ngân hàng gần chục tỷ đồng bên cạnh đó vì chi trả tiền lãi hàng tháng cho ngân hàng mà ba mẹ bạn ấy lại mượn thêm ở bên ngoài với số tiền lớn khác
Ba mẹ bạn ấy làm ăn thua lỗ và giờ chỉ làm được vài triệu 1 tháng. Rất nhiều lần ngân hàng gửi giấy về kiện ra tòa... Nay em xin phép hỏi ý kiến luật sư rằng: nếu ba mẹ bạn ấy hoàn toàn mất khả năng chi trả nợ thì sẽ bị gì? có chuyển nợ sang con cái không ? Cảm ơn luật sư rất nhiều.
Trả lời tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Hồng Thái,
với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định
của Bộ luật dân sự về hợp đồng vay tài sản. Cụ thể:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả,
bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất
lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
….”
“Điều
466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay
tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải
trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp
bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay
tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm
trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
…”

Tư vấn pháp luật 19006248
Như vậy, đến
kỳ hạn thanh toán mà không trả thì bên cho vay cho quyền làm đơn gửi Tòa án
nhân dân nơi gia đình nơi cư trú kiện đòi lại lại tài sản.
Trường
hợp, gia đình mất khả năng chi trả mà có tài sản thế chấp thì dùng tài sản thế
chấp để giải quyết nợ. Trường hợp, mất khả năng cũng như không có tài sản thế
chấp( nhà, đất...) thì bên cho vay có thể phải chịu rủi ro không đòi lại được số
tiền.
Thứ
hai, về việc chuyển nợ từ bố, mẹ sang con thì theo quy định của luật thì
con cái không phải trả nợ thay bố, mẹ khi bố, mẹ còn sống. Trường hợp chuyển giao nghĩa vụ sang con chỉ áp dụng trong trường hợp bố, mẹ mất theo
quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015.
“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người
chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia
thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện
theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì
mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng
nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải
là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản
do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Tuy nhiên, nếu
các thành viên trong gia đình có khả năng chi trả thì có thể thỏa thuận thực hiện
thay nghĩa vụ cho bố, mẹ.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Đ.T
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Các bạn cũng có thể tham khảo 1 số bài viết sau:
Siết nợ có vi phạm pháp luật không?' ( 02:57 | 03/04/2019 ) Câu hỏi: Em có cho người quen vay 400 triệu đưa làm nhiều lần, có hợp đồng vay tiền rõ ràng. Giờ... |
Đòi nợ khi cho vay tiền không có hợp đồng ?' ( 03:12 | 21/03/2019 ) Câu hỏi: Tôi và anh M là bạn thân, năm 2016 anh M gặp khó khăn về kinh tế và hỏi vay tôi 1 số tiền... |
Vợ có phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho chồng không' ( 03:49 | 19/03/2019 ) Câu hỏi tư vấn: Chồng tôi có làm ăn kinh daonh riêng, tự vay vốn mở nhà hàng kinh doanh, lợi nhuận...
Vay nợ mà không trả nợ' ( 04:17 | 22/02/2019 ) Đã rất nhiều người đau đầu khi mà cho người khác vay tiền mà họ luôn chốn tránh nghĩa vụ trả tiền... | Trả nợ cho người đã chết' ( 05:41 | 21/02/2019 ) Đã có rất nhiều vụ việc vì nợ nần chồng chất mà nhiều người quyết định đi đến cái chết hoặc đến lúc... |
|