Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bài viết liên quan:
·
Cách
chia di sản thừa kế như thế nào?
·
Những
quy định cơ bản về thừa kế cần biết
·
Con
dâu được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ chồng
Thừa kế được hiểu cơ bản là việc
người hiện đang còn sống được thừa hưởng, kế nhiệm tài sản và quyền sở hữu tài
sản của người đã chết để lại. Vậy dưới góc nhìn của pháp luật thì thừa kế được
định nghĩa ra sao? Thừa kế dưới định nghĩa của pháp luật được hiểu là sự chuyển
dịch về quyền sử hữu tài sản từ người đã qua đời chuyển sang cho người còn sồng
dưới hình thức là để lại di chúc hoặc theo pháp luật quy định khi người này mất
đi. Vậy những ai thì có quyền để lại thừa kế cũng như những ai thì có quyền
được hưởng phần thừa kế để lại đó.Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết của Luật
Hồng Thái dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích của pháp
luật quy định về “Quyền thừa kế” cũng như các vấn đề xung quanh “Quyền thừa kế”
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì
quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền thừa kế được
pháp luật các nước trên thới giới công nhận. Quyền thừa kế bao gồm các quyền
như sau : quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để
lại tài sản của mình cho người thừa kế theo di nguyện của bản thân và quyền
được hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của
người được hưởng di sản. Do đó các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế bao gồm
các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, về đối tượng của quyền thừa
kế:
Về đối tượng của quyền thừa kế dưới
góc độ pháp luật được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người chết hoặc quyền
tài sản của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người
còn sống.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì
quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác. Vậy tài sản được nhắc tới ở đây được hiểu là bao gồm những gì? Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy
định tài sản là vật,là tiền,là giấy tờ có giá và là quyền tài sản. Tài sản được
nhắc tới ở đây bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện đã có và tài sản hiện chưa có sẽ được hình thành trong
tương lai.
Thứ hai,về chủ thể của quyền thừa kế:
Về chủ thể của quyền thừa kế trong
trường hợp này bao gồm quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di
sản.
Vấn đề thứ nhất đặt ra là quyền
thừa kế của người để lại di sản:
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì
mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc
trước khi qua đời.Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt
nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội … đều có quyền
để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật. Pháp luật Việt Nam bảo về quyền thừa kế của người lập di chúc
dưới hai hình thức: thông qua di chúc để lại trước khi qua đời hoặc theo quy
định cụ thể của pháp luật trong trường hợp không có di chúc để lại.
Trong trường hợp có di chúc của người
qua đời để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập
di chúc đã ghi rõ trong di chúc. Chia cho những ai? di sản chia là gì? và chia
cho bao nhiêu? Việc phân chia này vừa thể hiện sự tôn trọng di nguyện của người
đã khuất vừa là phương thức giải quyết di sản một cách công bằng nhất tránh
việc tranh chấp không đáng có xảy ra về sau khi.

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)
Trong trường hợp người đã chết không
có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật
về thừa kế tại Bộ luật dân
sự 2015.
Vấn đề thứ hai đặt ra là Quyền thừa
kế của người nhận di sản:
Căn cứ vào việc người chết có để lại
di chúc hay không thì người nhận di sản cũng được chia thành hai trường hợp:
thứ nhất là người nhận di sản theo di chúc và thứ hai là người nhận di sản theo
pháp luật. Mọi cá nhân đều có quyền thừa kế và nhận di sản trong trường
hợp mình thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc nhận di sản theo di chúc.
Trường hợp người nhận di sản theo di
chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người
đã chết để lại theo đúng những điều khoản mà di chúc đã ghi lại.
Trường hợp người nhận di sản theo quy
định của pháp luật thì căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ
nhận được.
Bên cạnh đó người có quyền thừa kế là
người nhận di sản cũng có quyền từ chối nhận phần di sản của mình dù là trong
trường hợp nhận di sản theo pháp luật hay nhận di sản theo di chúc nếu sự
từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà
pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế
được quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục
khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di
sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với
điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015.
Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di
chúc hay theo pháp luật cũng là sự thể hiện quyền thừa kế, ý chí của người được
chỉ định thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật đã không nhận thừa kế theo sự
định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc
đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc
thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, người được thừa
kế chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng
thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp thứ hai, người được thừa kế chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo
pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc.
Trường hợp thứ ba,người được thừa kế
từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp
luật.
Tuy nhiên việc thực hiện quyền năng
này của người có quyền hưởng di sản chỉ được pháp luật chấp nhận trong thời hạn
là 06 tháng kể từ ngày tiến hành mở thừa kế; nếu quá thời hạn đã nêu
trên, người được hưởng di sản mới bày tỏ ý kiến của mình về việc từ chối nhận
di sản thì việc từ chối nhận di sản của họ sẽ không được pháp luật chấp nhận và
theo đó người hưởng di sản buộc phải chấp nhận việc hưởng phần di sản của
mình vì đó là “quyền thừa kế”.
Trên đây là toàn bộ những phân tích
cụ thể dựa trên các căn cứ quy định của pháp luật về quyền thừa kế và quy định
của pháp luật về các đối tượng được hưởng quyền thừa kế. Hi vọng rằng bài viết
này của Luật Hồng Thái có thể đem lại những thông tin vô cùng hữu ích cho bạn
đọc để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn các kiến thức pháp luật về vấn đề này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: