Pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp được thừa kế thế vị?
Thừa
kế thế vị áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của
ông, bà để lại.
Tại
Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: Nếu người con của người để lại di
sản đã chết từ trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu của họ sẽ
thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng phần di sản mà họ để lại. Như vậy, những
người đứng ở hàng cháu của người để lại di sản sẽ đóng vai trò thay cho bố hoặc
mẹ của họ để hưởng thừa kế mà ông, bà (nội, ngoại) của họ để lại. Quan hệ này
được hình thành trên cơ sở mối quan hệ huyết thống, do đó cả con trong giá thú
hay ngoài giá thú đều có quyền được thừa hưởng theo quy định này.
Ngoài
ra, theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về việc giữa
con nuôi và cha mẹ nuôi cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn
tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện. Điều này cho thấy, ngoài mối quan hệ
huyết thống, con nuôi cũng là trường hợp được ghi nhận trong thừa kế thế vị nhằm
đảm bảo quyền thừa kế cho họ.
Bên
cạnh đó, pháp luật cũng đã mở rộng thêm về việc áp dụng thừa kế thế vị ngay cả
trong trường hợp con riêng cũng có thể được hưởng thừa kế theo thế vị nếu giữa
họ và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với nhau như cha con hoặc
mẹ con. (Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015).
–
Thừa kế thế vị áp dụng đối với trường hợp hàng chắt thế vị cho cha hoặc mẹ của
chắt để hưởng di sản thừa kế của cụ để lại.
Theo
quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, những người đứng hàng chắt sẽ được
hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để
lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước hoặc cùng thời điểm
với người cụ này, cụ thể như sau:
+
Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết trước người cụ
đã để lại đi sản.
+
Trường hợp ông, bà nội và cha (hoặc ông, bà ngoại và mẹ) đều chết cùng lúc với
người cụ để lại di sản.
–
Thừa kế thế vị trong trường hợp người được thế vị không được thừa kế di sản do
không đủ điều kiện theo quy định.
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335
Quy
định của pháp luật hiện hành đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân. Tuy
nhiên bên cạnh đó cũng có quy định rõ ràng về những người không được quyền hưởng
di sản thừa kế tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
–
Người thuộc diện thừa kế đã bị kết án do có một trong những hành vi xâm phạm đến
sức khỏe hay tính mạng, nhân phẩm, danh dự hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại
di sản.
–
Không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
–
Vì mục đích hưởng phần di sản của người được thừa kế khác mà có hành vi cố ý giết
họ.
–
Người này đã làm những việc lừa dối, ép buộc hay ngăn cản người để lại di chúc
lập di chúc hoặc vì mục đích chiếm di sản mà dùng các thủ đoạn như giả mạo, sửa
chữa, hủy hoặc che dấu di chúc.
Căn
cứ vào quy định về thừa kế thế vị như ở trên đã đề cập, có thể xác định nếu
trong trường hợp những người thừa kế thuộc một trong các trường hợp trên chết
trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì thừa kế thế vị sẽ không
phát sinh. Bởi lẽ, việc thừa kế với tư cách thế vị của cháu, chắt chính là dựa
trên quyền thừa kế của cha hoặc mẹ họ. Chính vì vậy, cháu không thể thừa kế thế
vị của ông, bà nếu cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền hưởng (do bị
tước quyền) thừa kế theo pháp luật của ông, bà.