Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc hưởng di sản thừa kế của người đã chết?
Điều
651 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về “Người thừa kế theo pháp luật” theo
các hàng thừa kế:
- Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng: Vợ, chồng sẽ được
thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan
hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại.
- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ
nuôi và con nuôi: Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do
vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế
ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.
Đối
với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu việc
nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Quan hệ thừa kế giữa ông bà và con cháu: Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái
niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột.
Cụ
thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại
là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng
ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.
- Quan hệ thừa kế giữa cụ cháu và cô dì chú bác ruột:
Cụ
nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội
của một người. Tương tự cụ ngoại là người
đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.
Bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em
ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.
Từ
việc xác định rõ các khái niệm trên việc xác định hàng thừa kế sẽ trở lên rõ
ràng, đơn giản.
Việc
xác định người đã chết thuộc diện hàng thừa kế thứ mấy có tầm vai trò quan trọng
trong việc chia di sản mà người để lại di sản để lại. Vì vấn đề này liên quan
trực tiếp đến việc người đã chết sẽ được hưởng bao nhiêu phần của di sản đó.
Cũng như là để đảm bảo sự công bằng nhất cho những người thuộc diện thừa kế.
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
Về thời điểm người
hưởng di sản chết:
- Trường hợp người hưởng di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản .
Trong
trường hợp này thì con của người hưởng di sản sẽ được hưởng toàn phần di sản mà
người để lại di sản để lại cho người hưởng di sản đã chết.
Điều
này được ghi nhận tại Điều 652 về Thừa kế thế vị của Bộ luật dân sự 2015
- Trường hợp người hưởng di sản chết sau thời điểm người
để lại di sản chết
Trong
trường hợp này sẽ xảy ra 2 vấn đề cụ thể như sau:
+
Thứ nhất, nếu người được hưởng di sản đó sau khi mất đi mà để lại di chúc,
trong di chúc có quy định cụ thể về việc chia phần di sản này cho những ai, bao
nhiêu phần thì sẽ căn cứ vào di chúc mà người hưởng phần di sản để lại để chia
phần di sản này cho những người được hưởng theo các điềun khoản quy định trong
di chúc.
+
Thứ hai, nếu người được hưởng di sản đó sau khi mất mà không để lại di chúc quy
định về việc chia di sản ra sao? Chia cho những ai? Thì việc chia phần di sản
này sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật về thừa kế theo Bộ luật dân sự
2015 để tiến hành chia phần di sản. Các thủ tục cũng như quy tắc phân chia đều
tuân theo quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế.
Một
vấn đề khác nữa đặt ra trong trường hợp này là vậy nếu người đã mất mà được nhận
di sản đó có con riêng hay con nuôi thì sẽ phân chia ra sao? Những người này liệu
có được hưởng phần di sản này hay không? Nếu được hưởng thì sẽ hưởng bao nhiêu
phần của di sản đó?
Trong
trường hợp người đã chết có con riêng của vợ hoặc chồng hay con nuôi thì theo
pháp luật quy định nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng
dưỡng, phục vụ như cha con, mẹ con thì người con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng
này sẽ được nhận thừa kế di sản khi cha nuôi, mẹ nuôi mất đi.
Vấn
đề này được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 654 của Bộ luật dân sự 2015.
Như
vậy, đối với vấn đề người đã chết có được nhận di sản hay không chúng ta không
thể khẳng định ngay lập tức rằng người đã chết có thể nhận di sản thừa kế hay
không? Mà phải căn cứ vào các điều khoản, các quy định cụ thể của pháp luật
trong từng trường hợp cụ thể để xác định người được nhận thừa kế bao gồm những
ai? Được hưởng bao nhiêu phần? Thuộc vào hàng thừa kế thứ mấy?
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không? Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không? Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà... |
Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường... |
Quy định mới nhất về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế Quy định mới nhất về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Gian lận, trốn thuế |