Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về cách ghi nguyên quán, quê quán.
Thứ nhất, về cách xác định nguyên quán của một cá nhân
Hiện nay, mặc dù “nguyên quán” là khái niệm được sử dụng
nhiều, và được ghi thành mục riêng trong các loại giấy tờ như Sổ hộ khẩu (đối với
các sổ cấp trước ngày Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực), Chứng minh nhân dân
cũ (cấp trước ngày Nghị định 170/2007/NĐ-CP ban hành), Giấy khai sinh cũ…, tuy
nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ
thể về khái niệm “nguyên quán”, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau cũng như
việc sử dụng khác nhau với khái niệm này.
Thứ hai, về cách ghi quê quán trong Giấy khai sinh
Cũng giống như “nguyên quán”, khái niệm “quê quán” mặc
dù được đề cập đến nhiều trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Giấy
khai sinh, Sổ hộ khẩu… nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể
về khái niệm này. Đồng thời, hiện nay, để đảm bảo tính thống nhất trong các loại
giấy tờ thì hiện nay, trong các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,
Giấy khai sinh,… đều không dùng từ “nguyên quán” nữa, mà thống nhất dùng khái
niệm “quê quán”.
Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm trong Đại từ điển Tiếng
Việt của Trung tâm ngôn ngữ về Văn hóa Việt Nam (Bộ giáo dục và đào tạo) xuất bản
năm 1999 có thể hiểu, khái niệm “quê quán” là quê hương, nơi sinh trưởng của
người này, nơi có anh em họ hàng gia đình của người này sinh sống lâu đời. Mà
thực tiễn cho thấy, quê quán của một người thường được hiểu là quê hương, nơi
mà cha của người đó sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm mang
tính chất tham khảo.
Mặc dù chưa có cách định nghĩa cụ thể về khái niệm
“quê quán”, cũng chưa có nội dung nào quy định “nguyên quán” và “quê quán” khác
nhau như thế nào, nhưng hiện nay, tất cả mọi loại giấy tờ liên quan đến nhân
thân của một cá nhân, dù là sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân,
Sổ bảo hiểm xã hội…. đều phải thống nhất với nội dung trên Giấy khai sinh của
người đó, bao gồm cả thông tin về quê quán/nguyên quán.
Bởi lẽ, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi
cá nhân, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi họ được đăng ký
khai sinh, trong đó thể hiện những thông tin cơ bản về cá nhân gồm họ, tên, giới
tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, số định danh
cá nhân, thông tin của cha/mẹ người được đăng ký khai sinh… (theo khoản 6 Điều
4, Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Do vậy, khi một trong những loại giấy tờ liên quan đến
nhân thân của một người mà thể hiện không đúng, thể hiện khác so với Giấy khai
sinh của người đó thì đều cần phải làm thủ tục điều chỉnh, để thống nhất với Giấy
khai sinh. Do vậy, thông tin về mục “quê quán” trong các loại giấy tờ sẽ được
xác định theo Giấy khai sinh.
Về cách ghi “quê quán” trong Giấy khai sinh, căn cứ
theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014, điểm đ khoản 1 Điều 4
Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:
Quê quán của một người khi được đăng ký khai sinh sẽ
được xác định theo quê quán của người cha hoặc người mẹ đẻ của họ theo nội dung
thỏa thuận của cha, mẹ của người này; hoặc được xác định theo thông lệ, tập
quán của địa phương được ghi trong nội dung tờ khai đăng ký khai sinh khi đi
đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền.
Do vậy, khi đi đăng ký khai sinh, thì việc ghi mục quê
quán của người được đăng ký khai sinh sẽ do người đi làm thủ tục tự kê khai
trong tờ khai đăng ký khai sinh dựa trên nội dung thông tin về quê quán của người
cha, người mẹ và sự thỏa thuận của họ hoặc theo tập quán của từng địa phương.

Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
Đối với một số trường hợp đặc biệt như đăng ký khai
sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, hoặc chưa xác định được cha, mẹ thì việc xác định
quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như sau:
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi.
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện
các thủ tục cần thiết theo quy định (như lập biên bản sự việc – niêm yết công
khai thông tin về việc trẻ bị bỏ rơi) mà vẫn không thể xác định được cha, mẹ đẻ
của trẻ thì trường hợp này,căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định
123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định
là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh được xác định là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và
mục quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ – tức nơi phát hiện ra trẻ.
Do vậy, trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ
rơi thì quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh –
nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.
Trường hợp trẻ em không xác định được cha mẹ.
Đối với trường hợp trẻ em không phải bị bỏ rơi, nhưng
không xác định được người cha hoặc người mẹ đẻ thì khi đăng ký khai sinh, phần
ghi nguyên quán trong Giấy khai sinh được thực hiện như sau:
– Trường hợp không xác định được cha đẻ của đứa trẻ được
đăng ký khai sinh thì mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh được xác định
theo quê quán của người mẹ.
– Trường hợp không xác định được người mẹ đẻ của đứa
trẻ được đăng ký khai sinh mà người cha đẻ của bé làm thủ tục nhận con thì trường
hợp này, mục quê quán của trẻ trên Giấy khai sinh sẽ được xác định theo quê
quán của cha sau khi đã thực hiện xong thủ tục nhận cha cho con và tiến hành bổ
sung thông tin hộ tịch.
Có thể thấy, việc ghi thông tin quê quán trên Giấy
khai sinh mặc dù sẽ khác nhau trong một số trường hợp nhưng đều dựa trên nguyên
tắc cơ bản khi xác định quê quán là quê quán của người được đăng ký khai sinh
xác định theo quê quá của cha hoặc mẹ của họ hoặc theo tập quán của địa phương.
Như vậy, mặc dù có ý nghĩa tương tự nhau nhưng việc
chưa có quy định cụ thể về khái niệm đã dẫn đến việc nhiều người còn hiểu lầm về
khái niệm “nguyên quán” và “quê quán” và chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng.
Tuy nhiên, với quy định của Luật hộ tịch về việc xác định quê quán trên Giấy
khai sinh, cũng như nội dung về hiệu lực của Giấy khai sinh đã ít nhiều đảm bảo
tính thống nhất khi xác định mọi giấy tờ chứa thông tin cá nhân của mội người
(trong đó có thông tin về quê quán) đều phải phù hợp với Giấy khai sinh của người
đó.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không? Cá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không? Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà... |
Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường... |
Quy định mới nhất về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế Quy định mới nhất về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Gian lận, trốn thuế |