Pháp luật quy định như thế nào về việc hoàn trả tiền do chuyển khoản nhầm người nhận
Việc xử lý sai sót trong giao dịch ngân hàng được thực hiện theo
quy định tại Điều 33 Thông tư số
21/2018/TT-NHNN. Theo đó, khi
khách hàng phát hiện có sai sót trong việc giao dịch như ghi nhầm tài khoản, nhầm
ngân hàng, nhầm người nhận,…thì ngân hàng sẽ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ tài khoản chuyển nhầm báo lại cho bên ngân hàng mình
đã tiến hành giao dịch và thông tin về tài khoản đã chuyển tiền nhầm. Ngân hàng
tiếp nhận yêu cầu của khách hàng đồng thời rà soát và kiểm tra lại lịch sử giao
dịch của khách hàng đó.
Bước 2: Ngân hàng chuyển tiền báo lại sự việc trên cho bên ngân
hàng nhận tiền.
Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng chuyển tiền, bên ngân
hàng nhận tiền sẽ tiến hành giải quyết trong vòng từ 3-5 ngày. Liên hệ với chủ
tài khoản nhận nhầm để yêu cầu hoàn lại số tiền đã nhận.
Bước 3: Ngân hàng nhận tiền sẽ bồi hoàn lại tiền cho ngân hàng
chuyển và gửi lại về tài khoản của khách hàng gửi tiền.

Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Thông tư số 21/2018/TT-NHNN khách hàng chỉ được nhận lại số tiền
chuyển nhầm khi người bị chuyển tiền nhầm đồng ý trả lại. Vậy trường hợp người
nhận tiền không đồng ý trả lại thì người chuyển tiền nhầm có lấy lại được
không?
Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nếu
nhận được số tiền không rõ nguồn gốc thì người nhận có nghĩa vụ hoàn trả lại
cho chủ cũ. Cụ thể:
“Điều
579. Nghĩa vụ hoàn trả
1.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp
luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản
đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải
giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này.
2.
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị
thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
Trên thực tế khi xảy ra các trường hợp tương tự, thường ngân hàng
có thể cung cấp thông tin người nhận chuyển khoản để hai bên tự “thoả thuận”.
Trong trường hợp thoả thuận không thành thì bên chuyển nhầm có thể tiến hành khởi
kiện hoặc tố cáo bên nhận chuyển nhầm ra cơ quan công an để xử lý theo quy định
Theo đó, một số cách thức xử lý được quy định
cụ thể như sau:
Xử
phạt hành chính: Người nhận tiền do chuyển nhầm nếu không hoàn trả có thể bị xử phạt
hành chính từ 1.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu
“chiếm giữ” hoặc “sử dụng” trái phép tài sản của người khác
Xử
lý hình sự: Trường hợp cố tình không trả tài sản có thể bị xử lý hình sự theo
Điều 176, 177 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) với mức phạt là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tuỳ từng múc
độ
Khởi
kiện để lấy lại tiền chuyển nhầm.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục hoàn công nhà ở Khi nhà ở xây dựng xong, để được đưa vào sử dụng thì phải thực hiện thủ tục “hoàn công”. Để biết... |
Sổ đỏ được dùng trong những giao dịch nào? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là... |
Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được phép mua bán? Muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định. Vậy,... |
Có thể chuyển đất trồng lúa sang đất ở hay không? Trông bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, rất nhiều hộ gia đình đang làm nông nghiệp... |