Thỏa ước lao động tập thể ( TƯLĐTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể
lao động ( TTLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện lao động và
sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động (
Điều 44 LLĐ).
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan
đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều khoản lao động khác, về thực
hiện hợp động lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề (Khoản
1Điều 157 LLĐ).
Tranh chấp lao động tập thể là tranh
chấp xảy ra giữa tập thể lao động với NSDLL.
TƯLĐTT và TCLĐ tập thể có mối quan hệ
chặt chẽ qua lại với nhau.
a. Những TCLĐ tập thể có thể phát sinh từ TƯLĐ tập thể.
TCLĐ tập thể xảy ra có thể từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể là những
nguyên nhân từ kinh tế, xã hội những vi phạm các nội dung đã quy định trong
TƯLĐ tập thể. Tranh chấp về thỏa ước bao giờ cũng được xác định là tranh chấp
lao động tập thể. Điều này được thể hiện ở việc tranh chấp luôn có sự tham gia
đông đảo của những NLĐ trong doanh nghiệp. Nội dung của tranh chấp luôn liên
quan đến quyền, lợi ích chung của tập thể lao động. Do đó, tranh chấp về thỏa
ước bao giờ cũng thỏa mãn các dấu hiệu của tranh chấp lao động tập thể.

b.Giải quyết những TCLĐ tập thể phát sinh từ vi phạmTƯLĐ thường nhằm
khôi phục những quyền lợi đã được quy
định trong thỏa ước.
Giải quyết các TCLĐ tập thể phát sinh từ vi phạm TƯLĐ tập thể không
những nhằm khôi phục những quyền lợi đã
được ký kết trong thỏa ước mà còn nhằm duy trì và củng cố, đảm bảo sự hoà bình
và ổn định trong quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ lao động , qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm
việc nhiều hơn, kết quả lao động tốt hơn, động viên khuyến khích sản xuất phát
triển.
c. TƯLĐTT là công cụ pháp lý quan trọng để hạn chế, giải quyết các tranh
chấp lao động và đình công.
TƯLĐTT góp phần hạn chế những cạnh tranh không cần thiết, ngăn ngừa, hạn
chế những mâu thuẫn và điều hòa quyền lợi của hai bên.
Bằng cách chia sẻ quyền lực của các
bên tại nơi làm việc, TCLĐ có thể được ngăn chặn. Điều đó có thể thực hiện bằng
cách NSLĐ và NLĐ dành thời gian cho quá trình thương lương lao động tập thể để
bàn bạc, lắng nghe, hỏi đáp, chia sẻ thông tin với nhau. Điều này có tác dụng
giúp cho các bên bày tỏ ý kiến của mình một cách cụ thể, từ đó có thể làm rõ các
quan điểm của các bên và loại bỏ những hiểu lầm, mâu thuẫn.
TƯLĐTT là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động
Khi có tranh chấp, kể cả đó là tranh
chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể thì TƯLĐTT luôn là một cơ
sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức có thầm quyền căn cứ vào đó để
xem xét, giải quyết tranh chấp.
d.TCLĐ tập thể được giải quyết thì nhằm
hoàn thiện những quy định trong TƯLĐ tập thể.
Những TCLĐ tập thể mà xuất phát từ vi phạm
các nội dung đã được quy định trong thỏa ước đa số là các vấn đề có sự xung đột
giữa NSDLĐ và NLD về các quyền, nghĩa vụ. Những vấn đề nêu trong thỏa ước có
thể không còn phù hợp với thực tế, hoặc gây bất lợi cho NSDLĐ, thậm chí là với
NLĐ. Do đó nếu những TCLĐ tập thể được giải quyết thì sẽ hoàn thiện được các
quy định của TƯLĐ tập thể, góp phần khắc phục những thiếu sót, bất cập còn tồn
tại trong TƯTĐ tập thể.
Giải quyết tranh chấp lao động còn góp phần hoàn thiện pháp luật , nhằm đảm bảo
các quy phạm pháp luật được áp dụng một cách thống nhất và đúng đắn.
Mọi thông tin phản hồi, đóng góp bài viết
cho http://luathongthai.com/
Trân trọng cảm ơn!