Thứ nhất, so với các quy định của Bộ luật lao động 1994 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều Bộ luật lao động 1994, thì Bộ luật lao động 2012 đã bổ sung
quy định NSDLĐ phải trả tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong những ngày
NLĐ không được làm việc. Tuy nhiên trong bộ luật lao động cũ thì chỉ quy định
NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc, phải bồi thường một khoản tiền tương ứng
với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày NLĐ không được làm việc
cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không có quy
định về việc trả tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không
được làm việc như hiện nay. Có thể thấy, việc bổ sung quy định này đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thứ hai, bên cạnh đó Bộ luật lao động 2012 cũng bổ sung trường
hợp NLĐ vẫn tiếp tục muốn làm việc thì NSDLĐ và NLĐ phải thương lượng để sửa đổi
hợp đồng lao động. Khoản 4, điều 42 Bộ luật lao động quy định như sau: “Trường hợp không còn vị trí, công việc đã
giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường
quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.”
Có
thể thấy, việc bổ sung quy định này đã góp phần bảo vệ quyền
lợi cho người lao động – bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động, tuy nhiên vẫn
không hạn chế quyền lợi của NSDLĐ nhằm đảm bảo yếu tố bình đẳng trong quan hệ
lao động. Mặt khác, việc quy định cụ thể như hiện nay còn hạn chế một số tranh
cãi, bất đồng cũng như tranh chấp phổ biến như hiện nay.
Hiện
nay, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc áp dụng các quy định
của pháp luật lao động, cụ thể:
+ Trường hợp NLĐ bị đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, sau đó đã kí hợp đồng làm việc ở nơi khác.
Trường hợp này có được coi là NLĐ có việc làm khác để bác yêu cầu đòi trở lại
làm việc của NLĐ hay không? Nếu chấp nhận yêu cầu của NLĐ, buộc NSDLĐ phải nhận
NLĐ trở lại làm việc thì NSDLĐ có phải bồi thường cho NLĐ tiền lương khi NLĐ
làm việc ở nơi khác thấp hơn thì NSDLĐ có phải bồi thường phần chênh lệch
không? Hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, vì vây trên
thực tế vẫn còn tồn tại nhiều tranh chấp.
+ Bên cạnh đó, hiện nay
mới chỉ có một số văn bản pháp luật hướng dẫn về một số vấn đề của Bộ luật lao
động 2012. Rõ ràng với phạm vi điều chỉnh như vậy,
có thể khẳng định rằng các văn bản này vẫn chưa thể giải quyết hết các vấn đề cần
quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra.
Ta có thể thấy, trên thực tế, việc chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật là điều dễ thấy và khá là phổ biến như hiện nay; chính vì vậy, NSDLĐ
cũng như NLĐ phải xây dựng cho mình một khung kiến thức pháp lý vững chắc để biết,
hiểu và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Ngoài ra, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết những trường hợp này cũng phải chí công, minh bạch để
bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.
Nên quy định theo hướng là nếu dã xác định việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động của NSDLĐ là trái pháp luật thì dù NLĐ đã đi làm việc ở nơi
khác họ vẫn có quyền yêu cầu NSDLĐ nhận họ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã kí và
phải bồi thường tiền lương trong thời gian bị chấm dứt HĐLĐ.
Một số biện pháp nhằm hạn chế việc
NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với NLĐ: nhà nước cần có biện
pháp nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động;
nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn…
Mọi thông tin phản hồi, đóng góp bài viết
cho http://luathongthai.com/
Trân trọng cảm ơn!