Trong
nền kinh tế thị trường các tranh chấp giữa Người lao động (NLĐ) và Người sử dụng
lao động (NSDLĐ) đều mang màu sắc kinh tế. Rõ nét nhất là những trường hợp tập
thể NLĐ không đồng ý với các lợi ích mà họ đang được hưởng trong quan hệ lao động
(QHLĐ). Khi đó, họ sẽ đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi NSDLĐ phải đảm bảo các quyền
luật định hay đảm bảo các lợi ích cao hơn mức được quy định, thỏa thuận v.v.. Nếu
các bên không thỏa thuận được, tập thể NLĐ không từ bỏ các yêu cầu của mình thì
hị có thể lựa chọn sử dụng các biện pháp khác nhau để đạt được mục đích. Các biện
pháp này có thể là khiếu nại tới người có thẩm quyền tố cáo những vi phạm của NSDLĐ với các cơ
quan có thẩm quyền để yêu cầu xử phạt NSDLĐ và khôi phục những lợi ích cho NLĐ;
có thể yêu cầu các tổ chức ca nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; hay
cũng có thể đồng loạt không làm việc để gây sức ép buộc đối phương phải chấp nhận
yêu cầu v.v..
Thông
thường, tập thể lao động được xem là chủ thể thông qua hành vi tập thể. Các cá
nhân cùng nhau tham gia vào hoặc cùng nhau thừa nhận tổ chức với mục đích hoạt
động thống nhất. Tuy nhiên, hình thức tổ chức của tập thể lao động không giống
như các tập thể khác ở chỗ: có thể có những biểu hiện chính thức như cùng lập
ra công đoàn và cùng tổ chức các hoạt động có tổ chức song cùng có thể tồn tại
như một chủ thể được thừa nhận mặc nhiên. Chính vì thế, khi chưa có biểu hiện
nào về mặt tổ chức (chưa thành lập, chưa hội họp) thì người ta có thể hiểu ngầm
rằng tất cả những NLĐ trong đơn vị đó đã tạo thành một tập thể lao động vì đã
có hai yếu tố là số lượng NLĐ và tính chất chung của những vấn đề mà họ thường
xuyên phải quan tâm như: việc làm, tiền lương, điều kiện lao động v.v..
Theo
khoản 1 Điều 157 BLLĐ (sửa đổi, bổ sung năm 2006) quy định: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về
quyền và lợi ích phát sinh trong QHLĐ giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ”.
Một
số khía cạnh về khái niệm tranh chấp lao động tập thể (TCLĐTT):
-
Tranh chấp lao động tập thể là hiện tượng xuất hiện khi có sự hình thành và
phát triển nhất định của QHLĐ, khi mà ở đó mâu thuẫn, những xung đột giữa tập
thể NLĐ với NSDLĐ ở tình trạng cần có sự giải quyết.
-
Tranh chấp lao động tập thể luôn xuất phát từ những bất đồng, xung đột giữa hai
bên hay là giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ.
-
Tranh chấp lao động tập thể được hiểu là xung đột giữa các chủ thể của QHPL lao
động về quyền (nghĩa vụ), lợi ích, tức là những vấn đề liên quan đến QHPL lao động
đó.
Tùy
từng nguyên nhân tranh chấp và đình công là lựa chọn của NLĐ trong số các biện
pháp đó, cách thức không làm việc để gây sức ép về phía bên kia mang màu sắc đặc
trưng của nền kinh tế thị trường. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của
NSDLĐ. Hiện tượng này được gọi là đình công.
Cho
đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về định công trong
các tài liệu cũng như trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Do vậy, để
đưa ra cách nhìn và đánh giá về đình công cần xem xét dưới các góc độ khác
nhau:
-
Dưới góc độ ngôn ngữ học: Theo từ điển tiếng Việt, đình công là sự “đấu tranh có tổ chức, bằng cách cùng nhau
nghỉ việc tại các xí nghiệp, công sở”.
-
Dưới góc độ kinh tế: đình công là biện pháp đình công kinh tế được thực hiện bởi
những NLĐ nhằm gây sức ép để đạt được những yêu sách nhất định gắn với lợi ích
kinh tế hay lợi ích nghế nghiệp. Do khả năng gây thiệt hại về kinh tế hay đe dọa
gây thiệt hại về kinh tế mà đình công được NLĐ coi là cách thức có hiệu quả nhất
để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
-
Dưới góc độ chính trị - xã hội: Đình công có thể là hiện tượng gây bất ổn đến
tình hình chính trị xã hội của quốc gia.
-
Dưới góc độ pháp lý: Đình công là quyền cơ bản của NLĐ được pháp luật lao động
quy định theo đó họ có quyền nghỉ việc tập thể để buộc NSDLĐ thỏa mãn những yêu
sách của tập thể lao động trong QHLĐ.
-
Xem xét trên bình diện quốc tế thì vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn nữa. Có
những nước đình công được xem như hiện tượng thông thường, thậm chí không cần
phải quy định trong luật mà chỉ do án lệ xác định như Cộng hòa Liên Bang Đức,
Anh, Úc v.v.. Nhưng có những nước chỉ quan tâm đến biểu hiện phức tạp cảu đình
công. Chẳng hạn, Philippin cho rằng: “Đình
công không thể bao gồn sự ngừng việc có phối hợp mà gồm cả làm công, nghỉ việc
hàng loạt, bãi công ngồi có ý đồ hủy hoại, tiêu hủy hay hủy hoại thiết bị cơ sở
sản xuất và những hoạt động tương tự” (Điều 266 BLLĐ Philippin) (1). Và có những nước lại
cho rằng việc đình công là bị cấm chẳng hạn như Trung Quốc.
-
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) không có quy định trực tiếp về đình công, coi
đình công là một biểu hiện của tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập
thể của NLĐ (được đề cập trong Công ước 87 năm 1948 và Công ước 98 năm 1949).
Theo quan điểm của ILO, quyền đình công được dùng để xúc tiến và bảo vệ các lợi
ích kinh tế và xã hội của NLĐ. Như vậy, ILO chủ yếu quan tâm đến phạm vi mục
đích việc bảo đảm và thực hiện quyền đình công mà không quan tâm nhiều đến khái
niệm hay hình thức biểu hiện của nó.
_______________________
(1).
Trích: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Minh, Pháp
luật về đình công ở Việt Nam, Hà Nội – 2007, tr5,6.
Như
vậy, rất khó để đưa ra một quan điểm nhất quán, có tính thuyết phục trở thành
quan điểm chính thống về đình công. Nhưng từ bản chất của vấn đề và thực tế tồn
tại của hiện tượng đình công, có thể đưa ra một khái niệm đình công như sau: “Đình công là sự ngừng việc tự nguyện, có tổ
chức của tập thể lao động nhằm gây áp lực buộc NSDLĐ hay các chủ thể khác phải
thỏa mãn một hoặc một số yêu cầu của tập thể NLĐ”.
Qua
các phâm tích trên cho thấy, biểu hiện về mối quan hệ giữa tranh chấp lao động
tập thể và đình công ở chỗ:
Thên
thực tế, đình công thường phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể. Ki đó nó là
biểu hiện về mặt hình thức của một tranh chấp lao động tập thể chưa được giải
quyết. Theo pháp luật Việt Nam, khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng
các biện pháp như thương lượng,hòa giải, trọng tài, mà không đạt kết quả thì tập
thể NLĐ được tiến hành đình công để gây sức ép cho NSDLĐ buộc phải chấp nhận
yêu sách.
Do
vậy có thể hiểu, đình công là một hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp
lao động tập thể không thành. Chình vì xuất phát từ quan điểm tập thể NLĐ có
quyền đình công mà có quan điểm cho rằng: Đình công là một trong các biện pháp
giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên, ngay cả trong khi NSDLĐ vì
áp lực của đình công mà chấp thuận yêu
sách của tập thể NLĐ thì đinh công cũng không phải là biện pháp giải quyết
tranh chấp lao động. Nó chỉ tạo ra một hoàn cảnh để thúc đẩy quá trình giải quyết
tranh chấp lao động được nhanh chóng và đem lại sự có lợi cho tập thể NLĐ.
Đình
công về mặt pháp lý không phải là chấm dứt QHLĐ mà chỉ tạm thời dừng QHLĐ để chờ
giải quyết. Do đó, việc giải quyết hậu quả của đình công là vấn đề mang tính phức
tạp mà cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần phải lưu ý. Về mục đích, thì các tranh
chấp lao động tập thể là xung đột về các quyền, lợi ích v.v.. tức là những xung
đột có nội dung. Một số cuộc đình công dù là hợp pháp thì xét về góc độ kinh tế
thì vẫn có thể có lợi hoặc không có lợi cho NLĐ. Còn với NSDLĐ và xã hội thì
thương là bị thiệt hại ít hay nhiều. Nên, có thể hiểu đình công là biện pháp cuối
cùng khi không còn giải pháp nào khác, mà tuyệt đối không coi đình công là một “vũ khí” duy nhất của NLĐ trong giải quyết
tranh chấp lao động tập thể. Mà, đình công chỉ là một biện pháp, một “vũ khí” để tạo ra lợi thế trong trường
hợp có tranh chấp mà thôi.
Ngược
lại, tranh chấp lao động tập thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình công. Đình
công chỉ có thể tiến hành trong phạm vi tranh chấp lao động tập thể và không thể
là hợp pháp nếu không phát sinh từ tranh chấp lao động tạp thể. Vì vậy, đã có
những quan điểm đồng nhất tranh chấp lao động tập thể với đình công. Cách hiểu
như vậy là không đúng, không hợp lý, bởi: tập thể lao động chỉ tiến hành đình
công khi các tranh chấp của tập thể lao động với NSDLĐ đã được đưa ra giải quyết
theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động, mà họ không thỏa mãn, thì khi đó
học mới đình công. Như vậy, xét trên khía cạnh này thì đình công là hành vi nối
tiếp của các tranh chấp lao động tập thể.
Nếu muốn chấm dứt đình công thì cách hiệu quả
là giải quyết từ cái gốc – nguyên nhân của nó – tranh chấp lao động tập thể -
hay phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm hòa bình trong QHLĐ như ký kết thỏa
ước lao động tập thể, tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức đại diện v.v.. tránh
nguy cơ phát sinh tranh chấp (đặc biệt là tranh chấp lao động tập thể).
Tuy
nhiên, không phải tranh chấp lao động tập thể nào không được giải quyết hay giải
quyết không thỏa đáng cũng đều dẫn đến đình công. Tức, những cuộc đình công
không chỉ phát sinh từ những tranh chấp lao động tập thể mà còn từ những nguyên nhân khác chẳng hạn
như: cuộc đình công đó lại xuất phát từ
nguyên nhân sâu xa là một tranh chấp lao động cá nhân. Do vậy, đây là hai
hiện tượng có mối liên hệ mật thiết nhưng vẫn có sự độc lập với nhau ở mức độ
nhất định trong quá trình tồn tại. Vì thế, luật pháp có những cơ chế điều chỉnh
phù hợp với bản chất của từng hiện tượng này.
Mọi thông tin phản hồi, đóng góp bài viết cho http://luathongthai.com/
Trân trọng cảm ơn!