Hành vi chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ là hành vi tự ý phá vỡ quan hệ lao động trái ý muốn
của NLĐ, vi phạm các quy định của pháp luật lao động. Hậu quả trong trường hợp
này đó là NLĐ bị mất việc làm, mất thu nhập. Qua việc nghiên
cứu, tìm hiểu các điều luật, có thể thấy hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm
dứt HĐLĐ trái pháp luật tập trung vào các vấn đề sau: quyền tiếp tục làm việc của
NLĐ; quyền và lợi ích vật chất của các bên chủ thể; các quyền khác của NLĐ.Vì vậy,
theo Điều 42 Bộ luật lao động thì NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật với NLĐ phải chịu những trách nhiệm sau:
Thứ nhất,trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật do vi phạm về mặt nội dung:
- NSDLĐ phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng
với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.(khoản 1-Điều 42, Bộ luật lao động).
Qua quy định trên cho thấy, trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp
này là phải khôi phục lại quan hệ lao động đã bị phá vỡ; nhằm bảo đảm quyền lợi
hợp pháp cho NLĐ, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NLĐ theo quy định của pháp luật
lao động.
Bên cạnh đó, trong thực tế vẫn xảy ra trường hợp sau khi NSDLĐ đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ không muốn tiếp tục
làm việc hoặc NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc. Lúc này, hậu quả pháp
lý sẽ khác đi. Cụ thể:
- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ, người sử dụng
lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao
động, cụ thể như sau: “người sử dụng
lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm từ
đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng lương.”
- Trường hợp người sử dụng
lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài
khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ và trợ cấp thôi việc
theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi
thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng
lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường
quy định tại khoản 1 Điều 48 BLLĐ, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp
đồng lao động.
Thứ hai, trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm về mặt thủ tục: Nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt
HĐLĐ mà vi phạm về thời hạn báo trước thì NLĐ được nhận một khoản tiền tương ứng
với tiền lương của họ trong những ngày không báo trước. (Khoản 5 Điều 42 BLLĐ).
Thứ ba, ngoài những trách nhiệm
nêu trên NSDLĐcòn có thể phải gánh chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm
hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm của mình. Hiện nay, vấn đề này
vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, tuy nhiên trong một số trường hợp như không trao
đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi cho NLĐ thôi việc…có thể bị nộp tiền
phạt.
Bên cạnh đó, trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật đối với NLĐ mà gây hậu quả nghiêm trọng thì NSDLĐ có thể phải
gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 128 BLHS.
Nhìn chung những
quy định nêu trên của BLLĐ về cơ bản đã bao quát khá đầy đủ, cụ thể và rõ ràng về
trách nhiệm của NSDLĐ khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật đối với NLĐ. Điều này có ý
nghĩa lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động, đặc biệt là góp phần vào
việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ-bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động.
Mọi thông tin phản hồi, đóng góp bài viết
cho http://luathongthai.com/
Trân trọng cảm ơn!