Luật Người khuyết tật năm 2010 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật sử dụng QCVN 10:2014/BXD đã quy
định rõ quy chuẩn về lối đi dành cho người khuyết tật, phương hướng cải tạo lối
đi trong các tòa chung cư cho người khuyết tật. Tuy nhiên, trên thực tế các tòa
nhà chung cư hiện nay đa phần chưa đảm bảo được diện tích sử dụng đúng quy chuẩn cho người khuyết tật

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1. Cơ sở pháp lý
Luật người khuyết tật 2010 và Quy chuẩn QCVN 10:2014/BXD đã quy định cụ thể, rõ ràng về việc thiết kế,
thi công chung cư để đảm bảo người khuyết tật có thể sử dụng.
Điều 39, Luật người khuyết tât năm 2010 quy định về xây dựng
và cải tạo nhà chung cư và công trình công cộng đảm bảo cho người khuyết tật sử
dụng, theo đó:
“ 1. Việc phê duyệt thiết
kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung
cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội
phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người
khuyết tật tiếp cận.
2. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình
hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày
Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết
tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy
định tại Điều 40 của Luật này”.
Tại điều 40, Luật người khuyết tật quy định về cải tạo nhà
chung cư với nội dung đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất nhà chung cư phải bảo
đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Quy định trong QCVN 10:2014/BXD chỉ rõ, công trình đảm bảo người khuyết tật
tiếp cận sử dụng phải có thiết kế môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người
khuyết tật có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình. Cụ
thể, trong một khuôn viên, công trình hoặc hạng mục công trình ít nhất phải có
một đường vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Khi có sự thay đổi cao
độ đột ngột trên đường vào của công trình thì phải có đường dốc và tuân theo
các quy định sau: Độ dốc: không lớn hơn 1/12; Chiều rộng đường dốc: không nhỏ
hơn 1 200 mm; Chiều dài đường dốc: không lớn hơn 9 000 mm; Tại điểm bắt đầu và
kết thúc đường dốc phải có khoảng không gian không nhỏ hơn 1.400 mm để xe lăn
có thể di chuyển được; Bề mặt đường dốc phải cứng, không được ghồ ghề và không
trơn trượt; Bố trí tay vịn liên tục ở hai bên đường dốc; Tay vịn được lắp đặt ở
độ cao không lớn hơn 900 mm so với mặt sàn. Ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc,
tay vịn phải được kéo dài thêm 300 mm. Ngoài ra trong quy chuẩn còn quy định những
tiêu chuẩn riêng đối với thang máy, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, sảnh đón tiếp
chung,… dành cho người khuyết tật.
2. Thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người
khuyết tật sử dụng đã ban hành từ năm 2014 tuy
nhiên hiện nay rất nhiều công
trình xây dựng không thiết kế, thi công các phần công trình dành cho người khuyết
tật. Kế hoạch cải tạo lại các công trình sử dụng từ trước đến năm 2025 phải đảm
bảo đủ điều kiện cho người khuyết tật có thể sử dụng đến nay vẫn chưa có tiến
triển.
Ông Phùng Văn Thanh, một người khuyết tật sống trong một toàn
chung cư tại Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội nhận nhà từ năm tháng
3/2017 đang gặp rất nhiều rắc rối trong việc sinh sống tại tòa nhà của mình bởi
không có chỗ để xe và lối đi riêng cho
người bị khiếm khuyết khả năng vận động như ông. Ông cho biết gia đình mình đã
mua căn hộ với giá hơn 2 tỷ đồng tuy
nhiên việc sử dụng căn hộ đối với bản thân ông gặp rất nhiều khó khăn, mọi
sinh hoạt của ông đều nhờ vào người giúp việc và con cháu ông.
Không chỉ trường hợp của ông Thanh mà rất nhiều người khuyết tật
ở các tòa nhà chung cư đang chịu nhiều bất tiện khi sống trong tòa nhà mà hạ tầng
không đảm bảo quy chuẩn xây dựng để đảm bảo cho người khuyết tật có thể sử dụng.
Phần lớn các tòa chung cư không có lối đi riêng, thang máy, tay vin, độ dốc của
lối đi riêng, bãi đỗ xe, vị trí đỗ xe đúng theo quy định tại Quy chuẩn QCVN
10:2014/BXD.
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc các tòa chung cư không đảm bảo
cho người khuyết tật sử dụng.
Nguyên nhân phải kể đến đầu tiên là do trình độ, ý thức của
các nhà đầu tư, đơn vụ tư vấn thiết kế. Họ không biết hoặc “cố tình” không biết
cá quy chuẩn của Bộ xây dựng trong quá trình thiết kế và thi công nhà chung cư.
Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận cao mà quên mất các quy chuẩn phù hợp với
pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế của một bộ phận không nhỏ người khuyết tật
trong xã hội.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước chưa sát sao chỉ đạo các cơ quan chuyên môn địa
phương khi thẩm định, cấp phép các công trình xây dựng. Hầu hết các công trình
xây dựng nhà chung cư không đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng tuy nhiên vẫn
được cấp phép xây dựng.
Thứ ba, việc cải tạo lại các tòa chung cư cũ chưa được triển
khai thực hiện để hướng đến mục tiêu đến năm 2015, các Tòa chung cư cũ đều đảm
bảo người khuyết tật có thể sử dụng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.comTrụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan: