Để ngăn chặn kịp thời các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, pháp luật cho phép một người được thực hiện hành vi chống trả lại người đang có hành vi xâm hại lợi ích nói trên. Nếu việc chống trả đó được coi là phòng vệ chính đáng thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Vì vậy, hành vi không thỏa mãn yêu cầu tại điều này sẽ bị coi là hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Luật Hình sự coi việc gây ra thiệt hại trong trường hợp này là tội phạm nhưng tính chất vượt quá lại được coi là một tình tiết giảm nhẹ.
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo quy định này người gây ra thiệt hại do vượt quá giới hạn hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại với nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)