1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung
- XKLĐ là con đường tu nghiệp được rất nhiều lao động lựa chọn, đây cũng là trách nhiệm của những nhà tuyển dụng nhằm giúp người lao động có thể cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, vấn nạn trốn khỏi nước ngoài ở người lao động đang là vấn đề đau đầu cho giới chức trách và những nhà tuyển dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là, khi đi XKLĐ khi hết hợp đồng trốn và không chịu về nước thì sẽ bị xử lí như thế nào ?
Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP người lao động sẽ bị phạt từ 90 đến 100 triệu đồng nếu bỏ trốn hay ở lại làm việc trái phép khi đã hết hợp đồng.
Tại khoản 4 điều 6 của luật lao động Việt Nam làm việc người lao động có thể đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân mà không phải thông qua doanh nghiệp làm môi giới. Tuy nhiên, đều phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam cũng như nước sở tại về các điều khoản trong hợp đồng đã ký và thỏa thuận với phía nước ngoài.
Trường hợp trước khi xuất cảnh bạn được người thân bảo lãnh và người bảo lãnh cam kết trả toàn bộ tiền phạt nếu bạn vi phạm hợp đồng thì công ty đưa lao động sang Nhật sẽ khởi kiện và người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm.
Theo quy định tại
Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt hành chính lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động có thể bị xử phạt từ 90 đến 100 triệu đồng nếu vi phạm một trong những hành vi sau:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
Ngoài ra, người lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự…được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với những trường hợp nêu trên.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bài viết liên quan: