Thưa luật sư, bố tôi có một khoản nợ do bố tôi tự vay và không cho gia đình tôi biết, bố tôi mất rồi thì số nợ ấy anh chị em tôi có phải trả nay ông không ạ? Rất mong luật sư giải đáp
Chào bạn, khi một người vay tiền qua đời,
vấn đề về trách nhiệm thanh toán khoản nợ của họ thường gây ra nhiều thắc mắc
và tranh cãi. Không ít bộ phận thắc mắc rằng liệu khi người vay tiền chết, ai
là người có nghĩa vụ trả nợ?
Trách nhiệm trả nợ sau khi người vay chết là một vấn đề
pháp lý phức tạp, liên quan đến quyền lợi của cả bên cho vay và người thừa kế.
Khi người vay tiền qua đời, tài sản và nghĩa vụ của họ
sẽ được chuyển giao theo quy định của pháp luật về thừa kế. Người thừa kế có
trách nhiệm giải quyết các khoản nợ từ tài sản mà họ thừa hưởng.
I.Người
vay tiền có nghĩa vụ gì?
Hợp đồng vay tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến
hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 .
Cụ thể theo Điều 466
BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của
người vay như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến
hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả
bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được
bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của
bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay
không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền
lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2
Điều 468 của BLDS năm 2015 trên số tiền chậm trả
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.
-Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả
hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng
tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải
trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2
Điều 468 của BLDS năm 2015
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất
vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
Như vậy,
bên vay tiền phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn. Trong trường hợp đến hạn
nhưng bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả thêm lãi
trên nợ gốc và lãi chậm trả trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
II. Khi người vay tiền chết, ai là người
có nghĩa vụ trả nợ?
Nghĩa vụ khi một cá nhân chết đi sẽ được chuyển tiếp
cho người thừa kế của người đó trong phạm vi di sản để lại theo quy định tại Điều 614 và
Điều 615 BLDS năm 2015.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các
quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Người thừa kế phải thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo như Điều
615 BLDS năm 2015 như sau:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản
do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những
người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá
phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng
di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, khi
người vay tiền chết, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
Hiện nay có không ít người thừa kế biết về khoản vay
mà người chết để lại nên đã từ chối nhận di sản vì không muốn trả nợ thay. Về vấn
đề này, khoản 1 Điều 620 BLDS năm 2015 quy định như sau
Người thừa kế không có quyền từ chối di sản nhằm trốn
tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Bên cho vay có thể yêu cầu những người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trường hợp người thừa kế cố ý không trả,
bên cho vay có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu những người
này trả nợ.
Điều luật này nhằm đảm bảo quyền lợi nhận lại tiền của
bên cho vay và ngăn ngừa người thừa kế cố ý không muốn trả nợ.
Ngoài ra, đối với trường hợp nếu trong hợp đồng vay tiền
cho thỏa thuận chỉ người vay là người phải trả nợ thì khi người này chết, hợp đồng
vay sẽ chấm dứt bởi theo quy định tại khoản 3 Điều
422 BLDS năm 2015 như sau:
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp
đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
Như vậy,
những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận hợp đồng vay
tài sản sẽ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết đi.
Tóm lại, khi người vay tiền chết, những người hưởng thừa
kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết
để lại trừ trường hợp hai bên giao kết hợp đồng có thỏa thuận khác.
Người thừa kế không có quyền từ chối di sản nhằm trốn
tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác
Ví Dụ: Giả sử ông A
vay ngân hàng 500 triệu đồng và ông A qua đời mà chưa trả hết khoản nợ này.
Tình huống có thể diễn ra như sau:
- Tình huống 1: Ông A
có tài sản thừa kế
Ông A để lại một ngôi
nhà trị giá 1 tỷ đồng cho con trai là anh B. Theo luật, khoản nợ 500 triệu đồng
của ông A sẽ được thanh toán từ giá trị ngôi nhà trước khi chuyển quyền sở hữu
ngôi nhà cho anh B. Anh B sẽ nhận được phần còn lại của tài sản sau khi đã
thanh toán hết khoản nợ, tức là 500 triệu đồng.
- Tình huống 2: Ông A
có người đồng vay hoặc bảo lãnh
Ông A vay tiền cùng với
vợ là bà C, hoặc có người bạn là ông D đứng ra bảo lãnh cho khoản vay. Khi ông
A qua đời, bà C hoặc ông D sẽ phải tiếp tục trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng
vay đã ký.
- Tình huống 3: Ông A
không có tài sản và không có người thừa kế
Trong trường hợp ông
A không có tài sản thừa kế và cũng không có người thừa kế hoặc người đồng vay/bảo
lãnh, khoản nợ có thể bị ngân hàng xóa bỏ, nhưng điều này tùy thuộc vào quy định
của ngân hàng và pháp luật hiện hành. Thông thường, ngân hàng sẽ xác định tài sản
còn lại và khả năng thanh toán, nếu không có tài sản thì họ có thể buộc phải
xóa nợ.
- Tình huống 4: Ông A
có người thừa kế nhưng giá trị tài sản thừa kế không đủ trả nợ
Ông A để lại một mảnh
đất trị giá 300 triệu đồng, trong khi khoản nợ là 500 triệu đồng. Người thừa kế
là anh B sẽ phải sử dụng toàn bộ mảnh đất để thanh toán nợ. Phần nợ còn lại
(200 triệu đồng) có thể được xóa bỏ hoặc tiếp tục yêu cầu thanh toán nếu anh B
chấp nhận gánh nợ.
Những tình huống này
minh họa cách các khoản nợ của người vay sẽ được xử lý khi họ qua đời, tùy thuộc
vào tình hình tài sản và các thỏa thuận hợp đồng liên quan.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hồng Thái về vấn đề của bạn. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ và toàn diện nhất về vấn đề trên. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335