Gia đình nhà em đang làm ăn kinh doanh. Do thiếu vốn nên 2 năm trước mẹ em có vay tiền ngân hàng để mở rộng kinh doanh. Hiện nay do làm ăn thua lỗ nên không có khả năng trả. Vậy luật sư cho em hỏi, mẹ em có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Em xin cảm ơn.
Trả lời.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và
Đồng Nghiệp. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó phát sinh nghĩa vụ của các bên là: bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Hợp đồng vay tiền giữa ngân hàng và mẹ bạn đã phát sinh nghĩa vụ của mẹ bạn đối với ngân hàng là nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, mẹ bạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó như đã cam kết. Khi mẹ bạn không có khả năng trả nợ tức là không thực hiện được nghĩa vụ với ngân hàng thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền là ngân hàng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ 19006248 (Nguồn: Internet)
Trong trường hợp này, ngân hàng có quyền yêu cầu mẹ bạn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc xử lý theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật. Về các biện pháp xử lý thì khi ký hợp đồng vay tiền, giữa ngân hàng và mẹ bạn có thể đã thỏa thuận và thực hiện các thủ tục cần thiết để sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 318 Bộ luật Dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Như vậy, khi mẹ bạn không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý như:
- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mẹ bạn (nếu có thỏa thuận).
- Xử lý tài sản mà mẹ bạn đã cầm cố, thế chấp (nếu có thỏa thuận).
Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ của mẹ bạn.
Ngoài ra thì Ngân hàng có quyền khởi kiện mẹ bạn ra Tòa án để yêu cầu mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Do vậy, cách tốt nhất hiện nay là gia đình bạn nên sớm giúp mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của
chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các
Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân
Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Quỳnh Anh.