Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.
Trên thực tế, nhiều trường hợp người qua
đời không để lại di chúc do vậy pháp luật có quy định những trường hợp thừa kế
theo pháp luật này cụ thể dưới đây.
Theo Điều 651 BLDS 2015:
"a)
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b)
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c)
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại."
Theo quy định này thì những người cùng hàng thừa
kế sẽ có quyền đứng ra yêu cầu chia thừa kế. Có nghĩa là những người thuộc cùng
hàng thừa kế có quyền ngang nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng
thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng
di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Về thứ tự ưu tiên, đầu tiên là hàng thừa kế thứ nhất, không có
ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì tiếp đó là hàng thừa kế thứ hai và cuối cùng là
hàng thừa kế thứ 3.

Qua đời không để lại di chúc, ai được quyền yêu cầu chia tài sản
Trường hợp con của người để lại di sản chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần
di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Trường hợp này người
thừa kế thế vị có quyền yêu cầu đứng ra phân chia di sản thừa kế
Tuy nhiên, cần hết sức chú ý về thời hiệu thừa
kế:
Điều 623 BLDS 2015 quy định:
"1.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế
đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a)
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này;
b)
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản
này.
2.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Trong
trường hợp yêu cầu Tòa án xác nhận quyền thừa kế, người yêu cầu Tòa án xác nhận
quyền thừa kế, người yêu cầu phải đưa ra các bằng chứng chứng minh tư cách người
thừa kế của mình. Ví dụ, xuất trình chứng minh thư, các giấy tờ hộ tịch ( giấy
khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,…) để chứng minh quan hệ huyết thống, quan hệ
hôn nhân, hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản; hoặc đưa ra di chúc
mà người quá cố đã lập lại di sản cho mình.
Trong trường hợp bác bỏ
quyền thừa kế của người khác, người yêu cầu cũng phải đưa ra các bằng chứng chứng
minh người thừa kế đó thuộc một trong các trường hợp bị truất quyền thừa kế, hoặc
không phải là người thừa kế theo di chúc (vì người quá cố đã lập một bản di
chúc khác thay thế), hoặc người đó không thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Mai Phương.
Đánh ghen có bị xử lý theo pháp luật không? (09:48 | 21/08/2018) Hành vi đánh ghen hiện nay trở nên khá phổ biến trong xã hội, nhiều người ý thức được hậu quả của... |
Mẹ thường xuyên đánh đập con, bố có được quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con?(11:50 | 18/08/2018) Hai vợ chồng thuận tình ly hôn và đồng ý để con cho vợ nuôi, nhưng sau khi ly hôn phát hiện vợ... |
Con đang ở với mẹ nhưng mẹ mất thì con có được ở với bố không? (11:32 | 18/08/2018) Sau khi ly hôn, tòa án quyết định con ở với mẹ và sống cùng ông bà ngoại, nhưng sau đó mẹ bị tai nạn... |
Cần làm gì sau khi ly hôn ở nước ngoài, nay về Việt Nam muốn kết hôn với người Việt Nam khác? (10:24 | 17/08/2018) Việc cần làm sau khi thực hiện thủ tục ly hôn tại nước ngoài là thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh... |