Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi
dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật ( khoản 1, Điều 47 Luật
người khuyết tật năm 2010).
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
- Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật
- Cơ sở bảo trợ xã hội
- Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc
lập
- Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác
Theo quy định tại Điều 25 của Nghị định
28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật về điều kiện cấp giấy phép
hoạt động như sau:
“
Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
Cơ
sở chăm sóc người khuyết tật được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết
tật khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.
Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2.
Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức
tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
3.
Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người khuyết tật đáp ứng quy định tại
Điều 26 Nghị định này;
4.
Trường hợp cơ sở chăm sóc người khuyết tật có nuôi dưỡng người khuyết tật thì
ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải
bảo đảm các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi
dưỡng quy định của Chính phủ đối với cơ sở bảo trợ xã hội.”
Vậy, để được hoạt động thì cơ sở chăm sóc người
khuyết tật phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Đối với nhân viên trực tiếp chăm sóc người
khuyết tât phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 26 Luật Người khuyết tật như
sau:
- Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người
khuyết tật (Khoản 1)
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Khoản 2)
- Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn
xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết
án mà chưa được xóa án tích (Khoản 3)
- Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật
(Khoản 4)
Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, cơ sở
cần soạn hồ sơ xin cấp phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật gửi đến Sở Lao
động - Thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội. Thẩm
quyền cấp giấy phép của hai cơ quan này khác nhau ở chỗ:
- Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp giấy
phép đối với các trường hợp sau:
+ Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành
lập có trụ sở chính đặt tại địa phương
+ Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập
+ Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính Phủ, cơ quan Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật đặt tại địa
phương
Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
đối với các cơ sở do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc
các trường hợp trên có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật tại địa
phương

Tư vấn pháp luật 1900.6248
Hồ sơ xin cấp phép hoạt động gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động
chăm sóc người khuyết tật của cơ sở;
- Bản
sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức,
cá nhân thành lập cơ sở;
- Các
giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định Nghị định
28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ
có trách nhiệm cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hộ sơ hợp
lệ theo quy định.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn về vấn đề ly hôn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)