Vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Phú Xuyên,
Hà Nội mất một khoảng thời gian dài mới được lắng xuống. Bởi vụ tai nạn mang
tính chất nghiêm trọng, hậu quả của nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các
bậc phụ huynh có con đang trong độ tuổi đến trường.
Sự việc xảy ra vào đầu tháng 11 năm 2017. Vào
hồi 12h30 cháu Đặng T .N. N (sinh năm 2002 ) đang trên
đường đi học. Khi đi đến đoạn dốc thì gặp một chiếc xe ba bánh kéo theo một chiếc
xe “phọoc tự chế” chở một chiếc máy múc ở trên. Do chiếc xe ba bánh và chiếc xe
“phọoc” chỉ nối với nhau bằng 1 thanh chốt
và gài bằng dây thép mỏng nên khi lên dốc, chốt bung ra khiến chiếc xe “phọoc”
(bên trên có chiếc máy múc) trôi tự do xuống và cháu N đã không thể tránh kịp mặc
dù cháu đã đi sát vào lề đường dẫn tới bị chiếc xe “phọoc” cán vào chân, may mắn rằng chiếc xe đã được cản
bởi cột mốc bên đường nếu không hậu quả xấu nhất có khả năng xảy ra
Sau khi gặp tai nạn, cháu N đã được gia đình
và bạn bè đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Ban đầu cháu được chẩn
đoán là dập nát xương cằng chân, đứt động mạch và tĩnh mạch chân phải, khuyết
da lộ xương chày, vẹo trục cổ chân, tình hình rất nghiêm trọng. Đó là một nỗi
đau vượt quá sức chịu đựng của một đứa trẻ. Bác sĩ phải tiến hành nối gân; cố định
ngoại vi cẳng chân...và hướng dẫn tập phục hồi chức năng. Đã tám tháng điều trị
nhưng trước mắt cháu vẫn phải trải qua ít nhất ba cuộc phẫu thuật nữa và việc một
chân không hoạt động được thì gia đình cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý.
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của gia đình
trong việc điều trị cho cháu là khả năng tài chính. Hàng chục cuộc phẫu thuật,
nằm viện thời gian dài khiến cả gia đình điêu đứng. Vàthời điểm bị tai nạn cháu
N đang học lớp 10 và đành phải nghỉ học để điều trị, làm việc học dở dang, ảnh
hưởng rất nhiều đến tâm lý của cháu.
Theo quy định tại, Luật Người khuyết tật năm
2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”
Do đó, cháu N sẽ có thể được
hưởng chế độ của nhà nước dành cho người khuyết tật. Theo quy định tại Điều 44
Luật người khuyết tật năm 2010:
“Điều
44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1.
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a)
Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật
này;
b)
Người khuyết tật nặng.
2.
Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a)
Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người
đó;
b)
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c)
Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con
dưới 36 tháng tuổi.”
Cháu N sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng nếu là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. Và việc
giám định mức độ khuyết tật sẽ do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.
Mặc dù số tiền hỗ trợ không nhiều nhưng mong
rằng vẫn có thể hỗ trợ phần nào cho cháu N và gia đình, xoa dịu nỗi đau mà gia
đình đã gặp phải.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
( Klinh)
Có thể bạn quan tâm: