Đặt cọc nhưng không thỏa thuận mức phạt cọc cụ thể khi phát sinh tranh chấp liên quan đến thỏa thuận đặt cọc mức phạt cọc sẽ được tính như thế nào? Dưới đây là một số chia sẻ, quy định pháp luật để mọi người lấy làm căn cứ thực hiện trên thực tế.
Trước hết, khái niệm đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Trường hợp hợp đồng được giao kết,
thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực
hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng
thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc
giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một
khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
Luật Hồng Thái
Về mức phạt cọc và cách tính mức phạt
cọc khi các bên không thỏa thuận:
Phạt cọc được hiểu là bên
nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập
thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn
bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
Các bên có thể thỏa thuận phạt cọc lớn hơn giá trị tài sản đặt cọc.
Trường hợp các bên không có thỏa
thuận, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao số hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số
loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình quy định cách tính mức phạt cọc
như sau:
- Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo
đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng
hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện
hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được
thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều
363 BLDS.
- Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo
đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự
vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô
hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử
lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
- Trong trường hợp các bên có thoả
thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng
cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu.
Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định
tại Điều 146 BLDS.
Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua
bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán)
một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực
hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A
không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị
vô hiệu.
Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì
phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy
chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và
do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.
- Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm
a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất
khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật
sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 của
chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan:
Những vụ việc nhân viên hàng không bị hành khách đánh chửi, hành hung ngay tại sân bay gây phẫn nộ Những ngày gần đây, vụ việc nữ nhân viên hãng hàng không Vietjet bị 3 nam thanh niên hành hung ở sân... |
Quyền im lặng trong Tố tụng Hình sự theo quy định của pháp luật. Quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của... |
Vụ học sinh bị tát 231 cái vì nói tục: Khởi tố hành vi hành hạ người khác Sau khi vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc một học sinh lớp 6 bị cô giáo cùng cả lớp tát 231 cái... |