Câu hỏi:
Ông bà nội cháu định tặng cho chị em cháu một
sổ tiết kiệm giá trị lớn nhưng do mối hiềm khích với gia đình bên nội từ hồi
cha mẹ cháu ly hôn nên mẹ cháu từ chối. Xin luật sư cho biết người bao nhiêu tuổi
thì mới có quyền mở sổ tiết kiệm, có tài sản riêng? Trường hợp mẹ cháu từ chối
nhưng chúng cháu vẫn muốn nhận số tiền trên thì chúng cháu có thể tự mình mở sổ
tiết kiệm được không? Số tiền tiết kiệm đó là do chị em cháu hay ai là người có
quyền quản lý, định đoạt?
Trả lời:
Chào bạn, trước
hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Hồng Thái. Về vấn
đề của bạn, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
1. Căn cứ
pháp lý
- Bộ luật Dân
sự 2015
- Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014
2. Nội dung
tư vấn
Theo đó, Bộ
luật Dân sự quy định người chưa thành niên vẫn có quyền sở hữu, quyền thừa kế
và các quyền khác đối với tài sản. Do đó, các cháu vẫn có quyền sở hữu tài sản
với nguồn gốc được xác lập do được thừa kế, tặng cho mà không phụ thuộc vào
việc mẹ cháu có đồng ý hay không.
Bao nhiêu tuổi có quyền mở sổ tiết kiệm (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, do các cháu
chưa đủ 15 tuổi nên pháp luật quy định các cháu chưa thể tự mình xác lập, thực
hiện các giao dịch cũng như tự định đoạt tài sản- mà thông thường phải thực
hiện thông qua người giám hộ (hoặc người đại diện) của mình là cha hoặc mẹ của
các cháu.
Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy
định như sau: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao
dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật
xác lập, thực hiện.
Người từ đủ 6 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật của quy định khác.
Trong trường hợp người từ
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần
phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
Như vậy, chị em cháu vẫn
có quyền có tài sản riêng, có quyền được mở sổ tiết kiệm với sự giám hộ của cha
hoặc mẹ của mình. Nếu mẹ các cháu từ chối mà các cháu vẫn muốn nhận số tiền
trên để gửi tiết kiệm lo cho tương lai thì các cháu có thể làm thủ tục mở sổ
tiết kiệm tại ngân hàng, tổ chức tín dụng với sự giám hộ của người cha.
Vấn đề cháu hỏi ai là
người có quyền quản lý, định đoạt đối với sổ tiết kiệm của các cháu – là tài
sản của con chưa thành niên, theo điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì
“tài sản riêng của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý. Con từ đủ 15 tuổi trở
lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.”
Điều 77 Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014 quy định cụ thể về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau: Trường hợp
cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có
quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên
thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con từ đủ 15 tuổi đến dưới
18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động
sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh
doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Như vậy, hiện tại cha mẹ
các cháu là người có quyền định đoạt đối với số tiền trong sổ tiết kiệm của chị
em cháu nhưng sự định đoạt đó phải vì lợi ích và trên cơ sở nguyện vọng của các
cháu.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi.. |