Pháp luật đã
ghi nhận ai cũng có quyền đối với hình ảnh của mình, quyền này được ghi nhận cụ thể tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của
mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được
người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục
đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác....”
Theo đó, khi
sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo cho sản phẩm mà mình đang
kinh doanh, người sử dụng hình ảnh phải xin phép người có hình ảnh và buộc phải
có sự đồng ý của người đó. Ngoài ra, người sử dụng hình ảnh còn phải trả cho
người có hình ảnh một khoản thù lao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Với một số
trường hợp đặc biệt như: sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng hay hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội
nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động
công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có
hình ảnh thì việc sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh
hoặc người đại diện theo pháp luật của họ - Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm
2015.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6248
Trong trường
hợp người sử dụng hình ảnh làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
có hình ảnh thì người sử dụng phải chịu các hình thức xử lý mà pháp luật quy
định như chịu trách nhiệm hành chính:
Theo đó,
người sử dụng hình ảnh bị xử lý vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000
đồng theo như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ
thể:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000
đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu
ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;...”
Trong trường
hợp người sử dụng hình ảnh xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của
người có hình ảnh thì người sử dụng hình ảnh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm....”
Ngoài những
hình thức xử lý nêu trên, người sử dụng hình ảnh còn có thể phải chịu trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cho người có hình ảnh theo quy định tại Điều
592 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể các khoản bồi thường
bao gồm:
- Chi phí hợp
lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập
thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại
khác do luật quy định.
Ngoài ra, người sử dụng hình ảnh còn phải chịu một khoản bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.
Có nên mua nhà đang thế chấp tại ngân hàng không?
Nhà đang thế chấp ở ngân hàng có mua bán được không? Nếu có thì thủ tục thực hiện giao dịch này như...
Tặng cho anh ruột quyền sử dụng đất có phải nộp thuế không?
Thực tế chúng ta thường thấy việc tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra giữa cá nhân trong cùng một gia...
Sổ đỏ hộ gia đình có ý nghĩa gì?
Sổ đỏ hộ gia đình - minh chứng bởi sự đóng góp của tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên,...