Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách để lại di chúc để chuyển tài sản cho người khác sau khi mình qua đời. Vậy muốn lập di chúc khi bị ốm nặng thì làm thế nào?
Di chúc phải do người minh mẫn, sáng
suốt lập
Di
chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Theo đó, để di chúc được hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện quy định trong
Bộ luật Dân sự mới nhất sau đây:
-
Khi lập di chúc, người lập phải minh mẫn, sáng suốt;
-
Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
-
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
-
Di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập thành văn bản thì có thể
được lập di chúc miệng;
-
Người lập di chúc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Nếu từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
thì phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và phải lập thành văn bản;
-
Không được viết tắt, viết bằng ký hiệu trong di chúc;
-
Nếu di chúc có nhiều trang thì phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người lập di chúc tại mỗi trang.
-
Nếu di chúc có tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng phải
ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó…
Trong
đó, người lập di chúc có 06 quyền quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 như
sau:
-
Chỉ định người thừa kế;
-
Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
-
Chia phần tài sản cho từng người thừa kế;
-
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
-
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
-
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Bởi
việc lập di chúc là ý chí của người để lại tài sản. Do đó, bắt buộc lúc di chúc
được lập, người này phải minh mẫn, sáng suốt để biết bản thân đang làm gì và việc
lập di chúc có đúng theo mong muốn của người đó hay không.
Có bắt buộc phải khám sức khỏe khi muốn
lập di chúc?
Để
xác định được một người minh mẫn, sáng suốt là chuyện tưởng dễ nhưng không hề dễ
chút nào. Vì phòng ngừa rủi ro mà cơ quan có thẩm quyền vẫn yêu cầu người lập
di chúc phải có giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải quy định bắt buộc.
Theo
đó, Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định, nếu công chứng viên nghi ngờ người lập
di chúc bị bệnh tâm thần, mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành
vi của mình thì được phép đề nghị người lập di chúc làm rõ.
Nếu
không thể làm rõ được thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc
đó.
Bởi
thực tế cho thấy, có rất nhiều tranh chấp xảy ra đều lấy lý do người lập di
chúc không minh mẫn, bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa nên việc khám sức khỏe trước
khi lập di chúc là một việc làm cần thiết.
Đây
không phải là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có của người lập di chúc
nhưng trong quá trình lập di chúc thì khuyến khích nên có để dễ dàng hơn trong
việc giải quyết tranh chấp sau này (nếu có) và đảm bảo ý nguyện của người để lại
di chúc.

Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
04 cách lập di chúc khi đang bị ốm nặng
Theo
quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014, người lập di chúc phải tự mình đến
yêu cầu công chứng, không được ủy quyền cho người khác.
Ngoài
ra, khi di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì bắt buộc người lập di
chúc phải tự viết và tự ký vào bản di chúc đó theo quy định tại Điều 633 Bộ luật
Dân sự 2015.
Do
đó, việc lập di chúc phải do tự người để lại tài sản lập, ký và hoàn thành. Vậy
trong trường hợp ốm nặng thì sẽ phải lập di chúc thế nào?
Để
ngừa các tình huống xảy ra khi người để lại di chúc không thể tự mình lập di
chúc được, pháp luật có quy định 04 trường hợp ngoại lệ như sau:
Lập
di chúc miệng
Di
chúc miệng là di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại tài sản khi người
này bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Theo
đó, di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu di chúc được lập trước mặt ít nhất
02 người làm chứng và được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 630 Bộ
luật Dân sự 2015:
-
Ngay sau khi người để lại di chúc nêu ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng
phải ghi chép lại;
-
Hai người làm chứng phải cùng ký tên và điểm chỉ vào di chúc đó;
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người để lại di chúc nêu ý muốn cuối
cùng của mình, di chúc này phải được chứng thực hoặc công chứng xác nhận chữ ký
hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Công
chứng viên đến tận nơi để lập di chúc
Theo
quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014, trong trường hợp người lập di chúc là
người già yếu, không thể đi lại được do ốm đau, bệnh tật… mà không thể đến trụ
sở của Phòng/Văn phòng công chứng thì công chứng viên có thể công chứng ngoài
trụ sở.
Theo
đó, nếu người lập di chúc bị ốm nặng, không thể tự mình đến tận nơi để công chứng
thì có thể yêu cầu công chứng viên đến nhà, bệnh viện, … nơi người này chữa trị.
Người
lập di chúc đang điều trị tại bệnh viện
Nếu
người lập di chúc đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác
thì chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó theo quy định của
Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015.
Di
chúc có người làm chứng
Nếu
không thể tự mình viết di chúc cũng như công chứng được thì người để lại tài sản
có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy di chúc nhưng phải có ít nhất 02 người
làm chứng.
Người
làm chứng không phải là người thừa kế của người lập di chúc, có quyền, nghĩa vụ
tài sản liên quan đến nội dung di chúc và người chưa thành niên, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Lúc
này, người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và người
làm chứng cũng phải ký vào bản di chúc để xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập
di chúc.
Lưu
ý: Để di chúc có hiệu lực thì dù ốm nặng nhưng người lập di chúc bắt buộc phải
minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Có được để toàn bộ di sản cho con nuôi không? Nhiều khi con nuôi còn gần gũi, chăm sóc cha mẹ tận tâm hơn con đẻ. Vậy nếu vì thế cha mẹ nuôi muốn... |
Không chăm sóc cha mẹ, không được hưởng thừa kế? Có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ người nào chăm sóc cha mẹ mới được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, liệu...
Có thể phân chia tài sản chung đang bị thế chấp của hai vợ chồng không ? Khi ly hôn, việc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng là điều tất yếu. Tuy nhiên, có nhiều...
|